Việt Hải Los Angeles
Hôm nay tôi đọc chuyện
tình Phi-Việt, chút gì đó buồn man mác. Có phải tình yêu khi hai tâm hồn đến
với với nhau, người ta vượt qua hàng rào ngôn ngữ, màu da, phong tục, tạp quán,
vượt qua những cười chê, những dị nghị, những đàm tiếu của xã hội,... bởi vì
hai tâm hồn yêu nhau, đến với nhau trọn vẹn khi nhịp tim nhịp nhàng đồng bộ một
khi những người trẻ yêu nhau. Xin gia đình và xã hội hãy nhìn họ với ánh mắt
bao dung, từ tâm và vì họ vốn có nhân bản tính, tình yêu họ đáng ca ngợi. Hãy
đọc...
“Jean Bedel Bokassa đi lính cho Pháp từ năm 18 tuổi, lúc nước Trung Phi còn là
thuộc địa của Pháp. Bokassa trong đội quân lê dương có mặt tại nhiều quốc gia
trước khi đến Việt Nam vào năm 1953, lúc ấy ông 32 tuổi, mang lon trung sĩ nhất
và đóng tại Chánh Hưng, Sài Gòn (quận 8 bây giờ). Có thời gian Bokassa được
tăng cường về Biên Hòa làm nhiệm vụ gác cầu ở Cù Lao Phố (cầu Gành). Hồi đó,
những làng mạc xa xôi hẻo lánh, người dân rất sợ các toán quân “Tây đen”, phụ
nữ không may gặp họ trên đường họ hành quân là coi như hết thời. Nhưng ngay
giữa thành phố hay những nơi thị tứ đông đúc thì dân chúng không sợ đám lính
đánh thuê này. Những ông lính “Tây đen” có nhiệm vụ canh gác cầu Gành tại Cù
lao Phố không dám giở thói côn đồ mà ngược lại, lại có vẻ hiền từ. Bokassa là
người hiền nhất trong đám lính gác cầu. Hồi đó, ở gần cầu Gành có một cái máy
nước công cộng để dân chúng trong vùng đến hứng, gánh về dùng. Trong xóm gần
cầu có cô gái nghèo tên là Nguyễn Thị Huệ, chuyên gánh nước mướn cho các gia
đình, hết sức cực nhọc mặc dầu cô rất xinh xắn.
Sau giờ gác cầu, Bokassa thường la cà đến bên chiếc phông-tên nước công cộng đó
để tán gái theo bản năng đàn ông. Các phụ nữ khác thấy Bokassa tới thì trốn
biệt không dám đến gần. Lúc đầu, cô Huệ cũng trốn, nhưng sau đó vì chén cơm
manh áo, cô đành liều, cứ đến gánh nước. Anh lính lê dương không làm gì cả, đã
vậy lại còn giúp cô hứng nước và tập tành nói tiếng Việt nghe rất tức cười. Dần
dà, những cử chỉ ngô nghê, vụng về của anh lính da đen làm cho cô Huệ thấy có
cảm tình. Rồi cô dạy cho Bokassa nói tiếng Việt. Cô không còn cảm thấy ngại
ngùng mỗi khi đối diện với anh lính Phi châu này nữa, mà những lúc nghỉ ngơi cô
còn có ý muốn gặp anh. Lương của lính Pháp tương đối rất khá, Bokassa cũng biết
cách lấy lòng phụ nữ, lúc thì anh mua tặng cô xấp vải, chiếc khăn, lúc thì chai
dầu thơm, có khi anh còn cho cô cả tiền nữa, những số tiền này cô phải gánh
nước oằn lưng cả tuần mới có thể có được. Hai bên dần dần yêu nhau, những ngày
cuối tuần Bokassa rủ cô Huệ về Sài Gòn chơi…
M. Jean Bédel Bokassa et Mlle. Nguyen Thi Hue
Kết quả của mối tình
Phi-Việt đó là cô Huệ mang thai. Ngày ấy con gái chửa hoang là một điều hết sức
nhục nhã, nhất là lại có chửa với một gã lính da đen. Cha cô không chịu nổi lời
đàm tiếu, đánh cô một trận rồi bỏ nhà ra đi. Mẹ cô nước mắt lưng tròng, phần
thì thương con, phần cũng giận con. Bà nói: “Đấy, mày muốn tính sao thì tính,
đi đâu thì đi, đừng làm cho tao thêm nhục…”. Bokassa đưa người tình về Tân
Thuận Đông, quận Nhà Bè, nơi đơn vị anh đóng quân gần cầu Tân Thuận. Anh thuê
nhà cho người yêu ở. Hai người sống với nhau như vợ chồng. Tình nghĩa đang mặn
nồng thì đơn vị của Bokassa được lệnh về Pháp. Anh trao tất cả số tiền dành dụm
được cho vợ và dặn ít nữa nếu sinh con trai thì đặt tên là Martin, nếu sinh con
gái thì đặt tên là Martine, sau này nếu có dịp anh sẽ sang Việt Nam tìm hai mẹ
con. Cô Huệ khóc hết nước mắt..."
Mlle. Nguyen Thi Hue
Đấy là chuyện tình thương tâm của chàng trung sĩ nhất Jean Bedel Bokassa (32
tuổi, trong đội lính Lê dương (Légion étrangère của Pháp sang tham chiến tại
Việt Nam) yêu nàng Nguyễn Thị Huệ với làn da trắng muốt như bông bưởi của xứ
Biên Hòa. Jean Bedel bản tính hiền lành vì thương Huệ, anh chịu khó học tiếng
Việt từ người yêu. Nhưng khổ nổi người cha của Huệ đánh đập nàng vì không chấp
nhận mối tình dị chủng, mẹ nàng đau khổ khóc sướt mướt đành để nàng theo người
yêu vì thân phụ nhất quyết không nhìn nhận Jean Bedel. Thời gian trôi qua 19
năm sau chàng đăng quang vua của xứ Cộng Hòa Trung Phi, chàng tìm kiếm Huệ và
đứa con rơi, bởi vì khi quân đội Pháp rút về xứ, Jean Bedel biết Huệ mang thai,
chàng ra đi về Pháp trong ray rứt, áy náy. Việc tìm lại con như sự nhìn nhận vì
lương tâm, tôi cho rằng việc này nói lên một phần nào trách nhiệm của ngài vua
Jean Bedel của xứ phi châu, xứ sở vốn giàu kim cương, đá quý, quặng mỏ...
Je t'attendais - Franck Michael: https://www.youtube.com/watch?v=o1fwXlJpONQ&index=27&list=RD6D_Fl7v193o
Trong tình yêu tìm đến
nhau vì tình cũ, những ràng buộc tâm hồn, tôi bỗng nghe bài tình ca cũ "Je
t'attendais" vang lên:
"Et que Dieu me pardonne,
Je t'aime plus que je n'ai aimé,
Ceux que j'abandonne,
Aux amours passés,
Aujourd'hui je comprends, enfin,
Mes défaites et mes chagrins,
Ne m'ont pas blessé pour rien,
Car je le sais,
Pour une passion éternelle,
Je t'attendais,..."
Một cuộc tình đã qua, xin Thượng đế tha thứ cho con. Em à, anh yêu em nhiều hơn
anh đã yêu em. Những điều anh bỏ cuộc trong quá khứ yêu thương. Giờ đây sau hết
anh thấu hiểu. Những mất mát của anh, những nỗi buồn của anh vẫn còn đó. Em,
bởi vì anh biết đối với một niềm yêu thương miên viễn và anh vẫn chờ đợi em...
Đại để như vậy, bài nhạc nói lên nỗi lòng của nhiều người, tình dở dang, không
trọn vẹn. Với trường hợp của Jean Bedel và nàng Huệ xứ Bưởi. phải chăng quá ray
rứt vì chiến tranh, sự chia tay của họ như bao sự chia tay của các biến cố 1954
hay 1975 giống nhau, giống nhau lắm, buồn vơi và ray rứt... “Je t'aime plus que
je n'ai aimé, ceux que j'abandonne, aux amours passés,...” ?
Tôi làm việc chung với Danny và Josephine, họ yêu nhau thật lòng dù khác màu
da. Danny da trắng, Josephine đa đen, họ may mắn hơn vì xứ Mỹ sau biến cố
Martin Luther King, nước Mỹ cởi mở hơn, phóng khoáng hơn như nơi tôi ở miền
viễn tây nắng ấm của California. Cha mẹ Danny vốn thương mến Josephine, không
như Jean Bedel bị chối từ, bị khinh miệt chỉ vì làn da, làm sao xã hội xưa hiểu
được tình yêu cao hơn màu da mà Thượng đế ban cho chúng ta.
“Aujourd'hui je comprends, enfin,
mes défaites et mes chagrins.
Ne m'ont pas blessé pour rien, car je le sais,...
Je t'attendais.
Ma vie s'était attendre pour apprendre à t'aimer...”
Trường hợp khác, đau khổ không kém của đầu thế kỷ 21. Chàng trai Việt Nam gia
nhập hải quân Hoa Kỳ, tàu lênh đênh lâu ngày James Le khôi ngô gặp Rosemary
thượng cấp da đen của chàng, họ yêu nhau chân tình, tình yêu vượt biên cương
của chủng tộc, của màu da, của văn hóa gốc, tình yêu đáng được trân trọng, họ
chia sẻ mộng hải hồ, tình yêu đẹp như đại dương xanh ngát, bao la như sóng biển
Thái Bình dương. Một ngày kia chàng đưa nàng về gặp thân mẫu mình. Bà mẹ từ
chối ngay, viện lẽ màu da không phù hợp, tình yêu phải đồng chủng. Cả hai đau
khổ, ngỡ ngàng. Tại sao con người lại áp đặt những định kiến, những khó khăn,
những trắc trở cho một tình yêu thiêng liêng, một tình yêu chân chính như vậy?
Chàng là con duy nhất của bà mẹ góa chồng. Là người con hiếu thảo nên James và
Rosemary vẫn giữ vững tình yêu khác chủng tộc không được gia đình nhìn nhận,
giữ kín đáo, và riêng tư. Một ngày nọ Rosemary nhận biết mình lâm chứng bệnh
ung thư, nàng đã vĩnh viễn ra đi. James đau khổ tuyệt vọng, đời sống và tình
yêu thượng đế sao khe khắt với họ, màu da không ai muốn. Nó chỉ là sự tiền định
được đặt để, định luật của thiên nhiên sắp xếp kiếp người như thế. Cuối cùng
chàng đã không lập gia đình vì những nhung nhớ tình yêu đôi bạn đã trót yêu và
trót hứa. Và cũng cuối cùng người mẹ cảm nhận sự hối hận, nhưng duyên tình nay
đã không trọn vẹn, đã lỡ làng....
Từ ba cuộc tình tiêu biểu, Jean Bedel và Huệ của xứ Bưởi, Danny và Josephine,
cùng James Lê và Rosemary, cho ta thấy có vui, có buồn, tình yêu chịu đinh luật
khắc nghiệt, có duyên nghiệp, có tình được, và có tình không thành đôi. Dù yếu
tố chung thủy hay chân thành quyết định bởi số phần, bởi đấng tối thượng trên
cao kia.
"Je t'aime depuis trop peu de temps,
et pourtant j'y croyais depuis si longtemps.
Aujourd'hui je comprends, enfin,
qu'il me fallait souffrir,
Avant de te dire un matin, d'un sourire,
pour une passion éternelle,
je t'attendais,...
Pour une symphonie nouvelle, je t'attendais,
Sans le savoir, sans le comprendre,
je t'attendais, ma vie s'était attendre,
pour apprendre à t'aimer..."
Đối với một tình yêu vĩnh cửu, anh đã chờ đợi em, như với một bản giao hưởng
mới, anh quyết chờ đợi em,... làm sao biết được cuộc đời sẽ ra sao. Nhưng anh
nguyện chờ đợi em. Em, cuộc sống này đã được sắp sẵn rồi, để anh thử thách để
yêu em hơn. Anh chờ đợi em nhé...
2015 - Ngày thứ ba của tháng ba buồn.