Little Saigon: Một chút đa nguyên và đối thoại trong "Ngày Văn Hóa VN"

 image048

LITTLE SAIGON (VH) - Một buổi sinh hoạt đặc biệt của Hội Lê Văn Duyệt Foundation tổ chức tại hội trường báo Việt Báo hôm Chủ nhật 20 tháng 3, 2016 tạo nhiều không khí mới lạ trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon.

Hội Lê Văn Duyệt Foundation do Ts Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Thứ trưởng bộ Văn Hóa, Giáo dục và Thanh niên VNCH sáng lập tại Mỹ.

Trong buổi sinh hoạt hôm Chủ nhật vừa qua, ông Hoa Thế Nhân, một nhà hoạt động kỳ cựu trong cộng đồng, trưởng ban tổ chức và các ông Châu Văn Đễ , Nguyễn Quang Bân đã tổ chức một buổi sinh hoạt quy tụ nhiều diễn giả thuyết trình về các đề tài thuộc phạm trù Văn hóa Dân tộc, Tôn giáo và Sức khỏe.

Tinh thần dân chủ đa nguyên thể hiện qua các bài tham luận và ý kiến của các ông Hoa Thế Nhân, Phạm Gia Cổn, Hiền tài Phạm Văn Khảm, Trần Văn Chi, Anthony Thức Nguyễn (đại diện TNS Janet Nguyen lên tặng bằng tưởng lục)...
Trong số các vị khách tham dự nhận thấy có Ts Trần Huy Bích, Gs Dương Ngọc Sum, Gs Nguyễn Đình Cường, ông Bùi Phát ứng cử viên Giám sát viên Quận Cam và bà Kimberly ứng cử viên Nghị viên Thành phố Westminster.

MC điều hợp chương trình là ông Phạm Văn Tú và bà Cao Minh Châu. Xen kẽ buổi nói chuyện là phần văn nghệ của các anh chị em nghệ sĩ thuộc Câu Lạc Bộ Tình nghệ sĩ do Nha sĩ Nhạc sĩ Cao Minh Hưng làm trưởng ban.

image050

image052

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm là vị diễn giả danh dự đầu tiên được mời phát biểu về chủ đề của "Ngày Văn Hóa VN". Ts Liêm dù tuổi khá cao, ông cho biết dù mắc bệnh khá nặng trong thời gian qua (sụt mất 40 pounds) nhưng thiết tha - tâm huyết với công việc bảo tồn và phát huy dòng Văn Hóa Việt Nam tại hải ngoại, ông luôn mang hoài bão đóng góp cho nền văn hóa nước Việt. Với  giọng nói hùng hồn, nội dung đa chiều, bài diễn văn mở đầu của Ts Liêm thuyết phục ngay phút đầu tiên của buổi thuyết trình. Tuyển tập mới nhất của Ts Liêm mang tựa đề: Nguyễn Thanh Liêm, Tuyển tập được ông Trần Văn Chi giới thiệu ra mắt lần đầu tại Little Saigon.  

Dưới đây là nguyên văn các bài thuyết trình của các diễn giả.

Ý nghĩa của Văn Hoá 
(Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm)

Kính thưa quý vị và các bạn

image054Từ hơn mười mấy năm qua, chúng tôi đều tổ chức ngày văn hoá hằng năm để cổ võ việc nghiên cứu và phát triển về những vấn đề sinh hoạt văn hoá trong xã hội Việt Nam.

Nhưng văn hoá là gì?

Một số người Việt Nam cho rằng văn hoá có nghĩa là thanh cao, lịch sự, nhả nhặng, khoan dung, khác với sự tầm thường, lỗ mãn, cục mịch. ác độc. Với ý nghĩa đó, người ta nói người Việt tự do, nhân bản, lịch sự là người có văn hoá. Ngược lại người Việt cộng sản, độc tài toàn trị, ngu đần, bất lịch sự, tàn bạo, không có văn hoá. (Việt Cộng không có văn hoá, chỉ có người Việt tự do nhân bản với có văn hoá). Thật ra chúng tôi không chủ trương văn hoá theo ý nghĩa đó.

Theo chúng tôi, một cách tổng quát, văn hoá là nếp sống của con người trong xã hội. Nói khác đi văn hoá là tất cả những sinh hoạt của con người trong một xã hội. Học hành, làm việc, cưới vợ, sanh con, tôn sùng, lễ bái, tôn giáo, chính trị, kinh tế, nghệ thuật, v.v… đều thuộc sinh hoạt xã hội của con người, nghĩa là văn hoá cả. Chúng tôi theo đúng môn văn hoá nhân loại học, cultural anthropology, một ngành khoa học chú trọng về các phần học thuật liên hệ tới ngôn ngũ, tôn giáo, hôn nhân, kinh tế, chính trị, nghệ thuật, nhân cách, giá trị, v.v… Theo ý nghĩa đó người Việt Nam dù là tự do hay là cộng sản cũng là người có văn hoá cả. Cái khác biệt là văn hoá nhân bản, tự do, của người Việt Nam rất khác biệt với văn hoá vô nhân bản, độc tài toàn trị, hẹp hòi của cộng sản.

Trong sinh hoạt văn hoá có hai chức vụ trọng yếu, không thể thiếu được là xã hội loài người và giáo dục. Không có một cộng đồng, không có một nhóm người sống chung thì không thể là một sinh hoạt văn hoá. Có một cộng đồng, có một nhóm người sống chung với nhau mà không có giáo dục thì cũng không thành văn hoá. Sinh hoạt bẩm sinh (instint) không thuộc về văn hoá. Như loài kiếng, loài ông, có thể có xã hội nhưng có văn hoá. Phải có giáo dục như xã hội loài người mới có văn hoá.

Giáo dục để trở thành một con người trong xã hội, đó là tiến trỉnh xã hội hoá của con người. Đó là tiến trình được nuôi dưỡng, được uốn nắng, được giáo dục để trả thành một con người trong xã hội. Nói riêng về giáo dục, chúng ta có 3 cách giáo dục cho con người đó là giáo dục trong gia đình là một, giáo dục ở học đường là hai, và giáo dục trong trường đời (xã hội) là ba. Cả ba nền giáo dục đó đã kết thành một con người giáo dục trong xã hội vậy. Việt Nam Công Hoà, hay Việt Nam cộng sản cũng đều trải qua ba cách giáo dục đó. Cái khác lớn lao nhất là cái khác trong các nền giáo dục ở mỗi nọi, mỗi hoàn cảnh, mỗi môi trường. Cha mẹ dạy con thế nào, trường học dạy con thế nào, cuộc đời dạy con người như thế nào, tất cả là văn hoá khác biệt vậy.

Nhưng giáo dục không bao giờ hoàn hảo. Người dạy cũng như người học lúc nào cũng muốn được thành tựu tốt đẹp nhất, nhưng không bao giờ hoàn hảo được. Ở một phía cạnh nào đó, con người vẫn còn thấy một thiếu vắng nào đó trong sinh hoạt của con người. 

 

image056

Chương trình nghiên cứu/phát triển về văn hoá nhằm bổ sung phần nào đó cho những khiếm khuyết có thể có trong đời. Chương trình văn hoá của chúng tôi nhắm vào tổ chức đó, dù hay dù dỡ, dù tốt hay không không được tốt.   

Lần nầy chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề tôn giáo, và sau đó vấn đề sức khoẻ, dinh dưỡng cho con người. Đây là một số trong những chương trình hoạt động của văn hoá Việt Nam. Trong tương lai chúng ta sẽ mời đến những vị khoa bảng, những học giả, những chuyên viên, những bậc cao thâm đức trọng, đến thuyết trình cho các thính giả chọn lọc như hôm nay vậy.

Chúng tôi xin hết sức cám ơn quý vị và các bạn.

 Nguyễn Thanh Liêm./

image058Diễn giả Hoa Thế Nhân dẫn lời mở bài

thuyết trình nói rằng:

"Trước các bậc thầy, các bậc đàn anh mà thuyết trình về một đề tài có tính triết học và tôn giáo như thế nầy thì tôi rất bối rối vì sợ không đủ kiến thức để thuyết phục cử tọa, nên tôi tự giới hạn tư cách mình chỉ là một người đi tỉm hiểu về một nét trong văn hóa Việt là tính hòa đồng tôn giáo của người Việt đặc biệt thể hiện qua đạo Cao Đài và tôi cũng chỉ nêu ra những gợi ý và mong chờ sự đóng góp chỉ bảo của quí cử tọa hiện diện ..."

Tính hòa đồng tôn giáo của người Việt thể hiện qua đạo Cao Đài

Tôn giáo là môt hiện tượng của văn hóa phát xuất từ tư tưởng thần quyền của nhân loại. Nó là kết quà của sự cố gắng của con người để giải thích các hiện tượng siêu nhiên quanh mình như  mưa, nắng, gió, cầu vòng,  nhật nguyệt thực,núi lủa, động đất, tsunami  v.v.. Trong sự hoạt động để sinh tồn, con người nguyên thủy phải đương đầu với nhiều sức mạnh thiên nhiên rất mạnh mẽ vượt ngoài tầm hiểu biết cùa họ. Lúc đó con người chưa đủ tri thức khoa học để giải thích mọi liên hệ nhân quả tất yếu giữa các hiện tượng thiên nhiên quanh mình nên họ tìm ra ý niệm thần linh để giải đáp rằng mọi hiện tượng siêu nhiên đều do một vị thần tác động và điều khiển. Từ đó ý niệm thần linh  xuất hiện và các vị thần linh nầy đều có khả năng và sức lực siêu phàm để bảo vệ và che chở họ trước các hiện tượng siêu nhiên.Từ đó việc cúng bái tôn thờ thần linh bắt đầu và dần dà tư tưởng tôn giáo xuất hiện.
A.  Các tôn giáo lớn đang hiện hành tại Việt Nam.

a/ Phật giáo:
Việt Nam nằm trên đường giao lưu Ấn Độ và Trung Hoa nên Phật giáo truyền bá vào VN qua hai ngã đó,Bắc tông ở miền Bắc và Nam Tông ở miền Nam. Khái quát Triết lý của Phật giáo cho cuộc đời là bể khổ, con người sống ở đời là phải chịu khổ nên phải tìm cách diệt khổ. Nguyên nhân sự khổ là lòng ham muốn. Do đó con người phải diệt sự ham muốn thì mới tự giải thoát khỏi vòng luân hồi để chấm dứt khổ não. Đối với sanh linh thì Phật giáo chủ trương không sát sanh và người tu hành luôn tu tập để lòng thanh tịnh hầu tự giải thoát và cứu độ chúng sanh.

b/Thiên chúa giáo: Theo TCG, linh hồn con người do Thượng Đế sinh ra nên bất diệt, sau khi người chết linh hồn người hoàn thiện được lên thiên đường còn người xấu thì xuống địa ngục, còn những người tốt nhưng mắc phải lỗi lầm phải qua lò luyện tội trước khi lên thiên đường.Thế giới sẽ tới lúc tận thế,ngày tận thế chúa Trời sẽ hiện ra và nhân loại sẽ chịu sự phán xét cuối cùng. Người tốt sẽ lên Thiên đường ở với Ngài, người xấu sẽ bị sa vào địa ngục chịu sự trừng phạt đời đời.

c/ Nho giáo: Nước Trung Hoa bị rối loạn trong thời Xuân Thu chiến quốc, xã hội loạn ly đạo đức suy đồi, lòng người ly tán  nên Đức Khổng Tử đưa ra phương sách cứu đời là xây dưng một xã hội hài hòa ổn định.Giáo dục được xử dụng như là công cụ để thiết lập một xã hội có tôn ti trật tự, trên thuận dưới hòa, làng nước trên dưới phân minh, ăn mặc, nói năng hành động theo qui tắc lễ nghỉa được ấn định. Từ Thiên tử cho đến dân thường đều phải lo tu dưỡng đạo đức và cư xử với nhau theoTam cang, ngũ thường

d/ Lão giáo: Chủ trương xuất thế và vô vi tức là cứ để mọi việc xảy ra và kết thúc tự nhiên không tác đông vào sự kiện tức là tự sinh tự diệt.Triết lý của Đạo gia thiên về khuynh hướng thần bí và các phép thuật như bói toán, chiêm tinh, pháp thuật, luyện thuốc trường sinh bất tử  tu tiên để siêu phàm và bất tử.

e/ Hồi Giáo : Du nhập vào Việt Nam khá sớm. Tín đồ Hồi giáo ở VN có khoảng trên trăm ngàn người. Hầu hết trong số họ là những người thuộc dân tộc Chàm, dân tộc Khmer và một bộ phận nhỏ người gốc Malaysia, Indonexia và Nam Ấn Độ.

Phần lớn tín đồ Hồi giáo sống ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Sinh hoạt tôn giáo của những người theo đạo Hồi ở Việt Nam vẫn duy trì những nghi lễ Hồi giáo chung như cầu kinh Koran, thờ linh vật,  cử ăn thịt heo, trang phục khăn chít trên đầu. Ngoài những nét sinh hoạt chung đó, tín đồ Hồi giáo còn có những nét riêng như không có tục hành hương tập thể đến thánh địa Mecca hàng năm trong lễ ăn chay, hoặc chỉ đọc kinh mỗi tuần một ngày thay vì đọc kinh 5 lần một ngày.Các thắng tíchTháp Chàm ở các tỉnh miền Nam Trung phần và đền thờ Hồi giáo tại Sàigòn đều được đồng bào cả nước viếng thăm và chiêm bái.

f/ Cao Đài: Vũ trụ quan và nhân sinh quan

-Trời đất vạn vật có cùng một bản thể được điều phối bởi một Đấng tối cao gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế.

- Do sự chuyển dịch tuần hoàn của lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái ra thành vạn linh kết từ cát bụi, thảo mộc, cầm thú rồi đến nhơn sanh.
- Do sự tu tập tinh tấn từ cỏi trần vạn linh sẽ quay về nguồn gốc, tức là sau khi quy tiên sẽ trở về với Đức Thượng đế Tức là Đấng Cao Đài, hình tượng là Thiên nhản ngự trên quả Càn Khôn.

g/ Hòa Hảo: Có nguồn gốc từ Phật giáo , nên nền Tảng triết lý của Phật giáo Hòa Hảo là lý tưởng từ bi bác ái đại đồng và luật nhân quả của nhà Phật. Đạo Hòa Hảo không thờ hình tượng và đề cao thuyết ”Phật tức tâm” nên phương thức hành đạo và tu tập rất giản dị.

Đó là các tôn giáo có hàng triệu tín đồ trở lên, ngoài ra còn có đạo Tin Lành, đạo Tổ tiên và các tín ngưởng dân gian như Thờ Mẫu( Bà Chúa Thượng ngàn, Mẫu Thiên Y Ana,Linh sơn Thánh Mẫu) thờ Chư vị, thờ Thành Hoàng, thờ các bậc tiền nhân có công với đất nước và dân tộc như Đức Thánh Trần, Đức Tả quân Lê văn Duyệt  v.v...
B. Đặc điểm tôn giáo của người Việt

Nhìn một cách tổng quát, tôn giáo Việt Nam có một số điểm căn bản sau đây:

1.Tôn giáo Việt Nam chính yếu thuộc về lãnh vực tình cảm.

Nhiều tín đồ rất sùng đạo nhưng hiểu giáo lý một cách sâu sắc rất ít, thâm chí gia nhập hàng ngũ tín đồ do lan truyền tâm lý hay do sự vân động lôi kéo nào đó. Đa phần thường khi gặp trắc trở hay khó khăn nào đó trong thực tại cuộc sống thì họ tìm đến tôn giáo để cầu mong một chốn nương tựa tinh thần, một sự giải thoát hay một niểm hy vọng cho tương lai hay ít ra cũng là một sự an bình tâm lý. Vì vậy người Việt Nam dể tiếp nhận tôn giáo trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Các tôn giáo du nhập vào Việt Nam ít nhiều đều được Việt Nam hóa

Trong quá trình giao lưu giữa các dòng chảy văn hóa của nhân loại thường tạo ra những tiếp biến. Chúng thẩm thấu, bổ túc và biến cải lẫn nhau.Tại Việt Nam hàng ngàn năm trước khi có các tôn giáo lớn như Phật giáo, Khổng giáo, Thiên chúa giáo, du nhập vào thì đã có sẳn các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ tổ tiên ông bà, thờ mẫu, thờ chư vị, thờ thánh hiền hoặc những vị  có công trận, v. v...Các tín ngưỡng dân gian truyền thống nầy  có những nét  tương đồng với vũ trụ quan và nhân sinh quan của các  tôn giáo ngoại nhập nên người Việt Nam dể chấp nhận, tôn trọng và tin theo những tín điều của các tôn giáo từ ngoài vào để vun bồi thành những tư tưởng, triết học, đạo đức, nghệ thuật rất cá biệt của nền văn hóa  và lịch sử Việt Nam.

3.Người Việt Nam giàu tính khoan dung và có tinh thần hài hòa nên sẳn sàng chấp nhận sự hòa hợp hay hòa đồng tôn giáo. Đây là một biểu hiện của sự đoàn kết dân tộc trong tinh thần tự do tín ngưởng ở Việt Nam. Đã có nhiều cuộc chiến tranh trong quá trình lịch sử của chúng ta nhưng không phải vì lý do mâu thuẩn tôn giáo, trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới đã xảy ra những mâu thuần gay gắt giữa các tôn giáo trong một nước thâm chí đưa tới các cuộc chiến tranh tôn giáo.

Tóm lại, một cách tổng thể thì tại Viêt Nam tinh thần hòa đồng tôn giáo để cùng tồn tại và phát triển được xiển dương mạnh mẻ. Đa phần tín đồ tôn giáo khác nhau đều có chung niềm tin vào đấng Thương đế hay đấng thiêng liêng tối cao. Và nhờ vào lòng nhân ái khoan dung là bản chất của người Việt nên khi tiếp xúc với tư tưởng từ bi hỷ xã của Phật giáo hay đức bác ái yêu thương của Chúa Trời hay tinh thần tôn ti trật tự của Nho giáo thì người Việt dể dàng đồng cảm và chấp nhập
C. Tính hài hòa tôn giáo trong đạo Cao Đài:

Vì  xuất phát từ miền Nam Việt Nam, nơi mà  nhờ vi trí địa lý người dân được tiếp xúc và  giao lưu với nhiều nền văn minh khác nhau như Trung Hoa Ấn Độ, Trung Đông, Âu Mỹ nên lối sống và suy nghĩ của người  dân có phần thông thoáng hơn các dân tộc ở sâu trong đại lục. Tâm trạng của người dân cũng rất thích mô phỏng nhửng gì hay đẹp của người khác . Nói chung là không thủ cựu cứng ngắt trong tư duy và luôn có xu hướng biến cải để tồn tại và phát triển.

Nhơn sanh Cao Đài được dạy rằng:

- Đời Thượng ngươn Thánh Đức  (Ngươn Tạo hóa) là thời kỳ tạo thiên lập địa,  Đạo Đức được đề cao trong ngươn nầy nên con người sống về thiện lương thuần phát  hợp với Đạo Trời, tạo nên một xã hội thuần phát thanh bình an lạc.

- Trung ngươn: Thời nầy con người lấy sức mạnh để giải quyết các mâu thuẩn, tranh đấu bằng sức mạnh để thống trị lẫn nhau nên xả hội đầy dẩy bất công áp bức, mạnh được yếu thua nên Thượng đế phài phái các bậc đại diện như Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng,Đức Chúa Giêsu ,Đức Mohamed, v..v...khai mở Nhị kỳ Đại đạo để phổ độ và giáo hóa chúng sanh.

- Hạ ngươn: Thời hiện tại chúng sanh đang sống. Con người ngày càng thông minh nên lấy trí não làm đầu,xử dụng trí năng cơ xão để chiếm đoạt sở hữu tài vật, do đó chiến tranh lan tràn đưa loài người đến tận thế.

Vì lý do đó mà Đấng chí Tôn đã dung cơ bút huyền diệu khai sang Đại đạo Tam kỳ Phổ Độ để độ rỗi linh hồn cho nhơn sanh và dẩn dắt chơn linh của nhơn sanh về lại với thời Thượng ngươn thánh đức.

Với một quan niệm và lý luận thần học như vậy nên đạo Cao Đài coi Tôn giáo uyên nguyên chỉ có Một do một Đấng tối cao là chủ thể . Rồi từng thời kỳ ngài sai phái các chơn thần lúc thì Phật, lúc thì Chúa , lúc thì Khổng, lúc Lão, lúc các bậc đế Vương xuống cỏi trần đem đạo Trời của ngài để cứu độ chúng sanh.

Với niềm tin Đạo chỉ là Một, Thượng đế là Một nên đạo Cao Đài cơ bản phù hợp với tính khoan dung và hòa hợp tôn giáo của người Việt. Cao Đài cũng  là một trong những đạo nội sinh tại Việt Nam nên đã hòa quyện  vào dòng chảy  văn hóa hòa  đồng tôn giáo của dân tộc Việt. Đồng thời cũng nhờ vào tính bao dung và tôn giáo đặc biệt của người Việt nên tại Việt Nam mặc dù xảy ra biết bao cuộc chiến tranh trong lịch sử nhưng không có tình trạng mâu thuẩn tôn giáo đến độ tàn sát giết chóc lẫn nhau trong cùng nòi giống mà hiện nay đang xãy ra ở nhiểu nơi trên thế giới./



TINH THẦN DUNG HỢP TÂM LINH Ở ĐẠO CAO ĐÀI GÓP MẶT VỚI NGÀY VĂN HÓA VIỆT NAM 
(Diễn giả Hiền Tài Phạm Văn khảm)

(do Hội Lăng Ông Đức Tả Quân Lê văn Duyệt tổ chức ngày 20/3/2016 Tại thành phố Westminster- California).

image060

 Kính thưa Chư Huynh Tỷ Đồng Hương,

             Ở VN không thấy việc thờ Thần Mây, Thần Mưa, Thần Gió....như là một tôn giáo. Tuy nhiên việc thờ Thần được phổ biến qua những vị Thần có công với đất nước, sống sáng chói với những đức tính Trung, Cang, Nghĩa, Khí.....Có sắc Vua phong và thờ ở Đình làng. Vua là Thiên Tử là con của Trời  nên Vua được quyền phong Thần và chỉ có Vua mới được Tế Trời qua Đàn Nam Giao hàng năm ở Huế. Hàng thứ dân không được phép tế lễ, chỉ ngưỡng vọng Ông Trời ở Bàn Vọng Thiên đặt trước sân nhà để cầu nguyện....Ngoài ra, trong đời sống hằng ngày cũng như trong Văn học, nhứt là Văn Chương Bình Dân, với dân tộc Việt Nam, Ông Trời luôn luôn hiện hữu và dính liền nơi cửa miệng của mỗi người. 

            Điều đó đủ chứng minh dân tộc Việt Nam có một tín ngưỡng tâm linh hết sức căn bản là thờ Trời. Vậy đạo thờ Trời vốn có trong tâm của người dân Việt từ ngàn xưa. Nay Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế khai đạo Cao Đài ( Đạo Trời )  tại Việt Nam quả cũng là một trong những duyên lành mà Tổ Tiên chúng ta đã tạo được cái nhân từ trước....

            Nói rõ hơn, trước khi du nhập các tôn giáo như Phật giáo từ Ấn Độ, Khổng giáo, Lão giáo từ Trung Hoa, Thiên Chúa giáo từ Âu Châu.....VN có một nền tảng vững chắc về đời sống tín ngưỡng tâm linh là Thờ Trời, Đấng Chúa Tể Càn Khôn Vũ Trụ....Thế nên việc du nhập các nền chánh giáo từ các nước ngoài vào VN đều được kết hợp một cách ôn hòa....Nhất là, người Vệt Nam tin tưởng các Đạo ấy tuy danh xưng khác nhau, nhưng đều cùng phát sinh từ một Ông Trời....Đặc biệt hơn, với tánh bao dung của người Việt Nam thể hiện qua tư tưởng:" Đạo nào cũng dạy làm lành lánh dữ"...Đó chính là duyên kết hợp huyền diệu với tôn chỉ Tam Giáo Qui Nguyên và Ngũ Chi Phục Nhứt của Đạo Cao Đài.

            Nói tới đạo Cao Đài ai ai cũng nghĩ đến Tòa Thánh Tây Ninh và các ngôi Thánh Thất ở nhiều nơi trên thế giới, đó là những nơi thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng. Với hình thể của các ngôi điện thờ nầy được xây dựng theo lối kiến trúc hết sức đặc biệt: Không cổ, không kim, không Âu, không Á, nghĩa là Cổ Kim kết hợp, Âu Á hài hòa...và chứa đựng các sắc thái của các tôn giáo đã có từ ngàn xưa... đủ nói lên sự dung hợp của các nền chánh giáo đã có từ xưa đến nay, hiệp nhứt đức tin vào Đấng Chủ Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ, đồng thời cũng nói lên sự nối liền giữa Âu Á để các dân tộc kết hợp thành một Cộng Đồng Nhơn Loại cùng sống với nhau trong luật Thương Yêu và quyền Công Chánh mà Thượng Đế đã ký kết với nhơn loại trong bản Thiên Nhơn Hòa Ước ngay khi khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
            Với Thánh Thất, Đức Chí Tôn từng khẳng định:" Thầy lập Thánh Thất, nơi ấy là nhà chung của các con và Thầy là chủ của ngôi nhà ấy."
 
Ngoài ra Đức Chí Tôn còn xác định rõ: Các con không phải là một nhóm người như các con tưởng, mà là toàn cả nhơn loại.

            Vậy thì thử hỏi trên thế giới nầy, ở đâu có ngôi nhà lý tưởng như vậy ? Bởi vì:" Nơi đó, người Âu cũng như người Á, người tín ngưỡng cũng như người không tín ngưỡng, kẻ thì tôn sùng Chúa, kẻ thì thờ Phật Thích Ca, kẻ thì chiêm ngưỡng Khổng Tử.... đều có thể nâng cao tâm hồn của họ trong niềm hy vọng ưa thích. Thử hỏi, hiện nay quí vị tìm ở đâu có sự tổng hợp tâm linh đó trong cái thế giới bị chia rẻ vì vât chất, bị nung đốt bởi hận thù, bị đổ máu vì chiến tranh....? Thánh Thất Cao Đài quả là nơi tốt để tác động tình huynh đệ giữa loài người, tình thân hữu giữa các nòi giống, sự liên đới giữa các lục địa mênh mông.... ( Trích đoạn : Lịch Sử và Triết Lý Đạo Cao Đài trang 273).

            Để minh định cụ thể hơn về tinh thần dung hợp tâm linh ở Đạo Cao Đài, chúng tôi xin trích dẫn câu trả lời của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, vị lãnh đạo tối cao đạo Cao Đài trong cuộc phỏng vấn của nhựt báo" Người Cao Miên" ngày 30 tháng 5 năm 1937 khi hỏi về Chúa và được Ngài khẳng định như sau:

            " Đạo Cao Đài không định phá hủy giáo lý của Chúa, trái lại củng cố giáo lý nầy, bởi vì không thể nào phủ nhận sự hiện hữu của Chúa.Chúng tôi cố gắng chuẩn bị phục hưng toàn nhơn loại bằng tâm linh, dường như nhơn loại đã quên hết phương ngôn của Chúa, phương ngôn sẽ gìn giữ hòa bình cho thế giới, nếu được tuân theo....

            Đạo Cao Đài là cây cầu bắc qua cái hố phân chia Chúa với Phật là vị tiền bối, thuở trước hố sâu xem chừng không vượt qua được, và sự hòa hợp hai giáo lý bổ khuyết lẫn nhau là cần thiết cho các dân tộc Tây Phương và Á Châu thống nhất trong tình huynh đệ."

            Nói tóm lại, với giáo lý Cao Đài càng nhìn sâu, chúng ta càng thấy đạo Cao Đài là một tổng hợp tôn giáo bằng Tinh Thần và Chân lý thế nên nhờ đó nhơn loại sẽ lập đươc đời Thánh Đức trên mặt Địa cầu thứ 68 nầy với một thế giới hòa bình vĩnh cửu. Ngoài ra đạo Cao Đài còn cung cấp cho nhơn loại một giáo lý mới, một giáo lý bao gồm tất cả giáo lý hiện hữu mà vẫn giữ nguyên vẹn tinh túy triết lý của từng giáo lý và được nhìn nhận là chân lý vĩnh viễn, bất di bất dịch của Thiên Điều.

            Đó là một dung hợp vi diệu mà Thượng Đế ban cho loài người đang ở vào thời kỳ cần có sự tự do tín ngưỡng rộng rãi và siêu việt hơn. Xin cúi đầu cảm tạ Thượng Đế.
Trân trọng kính chào chư liệt vị.

Hiền Tài Phạm văn Khảm

 

image062Đời Sống và Sức Khỏe của Người Cao Niên

(Diễn giả Bác Sĩ Phạm-Gia Cổn)

Định Nghĩa “Cao Niên” (Tuổi Già):

Định nghĩa này có tính tương đối vì tùy thuộc vào những nghiên cứu khác nhau, dựa trên những sự khác biệt về địa lý, thời gian, xã hội, và văn hóa. Định mốc tuổi Cao Niên cũng được thay đổi theo luật cung cầu của xã hội về quyền lợi “hưu trí” hoặc “An Sinh Xã Hội”

Định nghĩa theo Y Học, dựa theo khả năng sinh sản: người đàn bà ở tuổi mãn kinh (menopause), người đàn ông ở tuổi manopause, không còn khả năng sinh sản.

Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên định mốc Cao Niên ở tuổi 60+. Sau những quan sát về cuộc sống xã hội tại Phi Châu, WHO định mốc tuổi Cao Niên cho xã hội Phi Châu bắt đầu ở tuổi 50+. Cũng theo WHO, định mốc của tuổi Cao Niên không tùy thuộc vào tuổi tác, mà tùy thuộc vào khả năng làm việc cũng như sự cống hiến của đương thời (active) cho xã hội và cộng đồng họ đang sinh sống.

Theo tôi, với thời gian ngắn ngủi của 100 năm cuộc đời, ta còn thấy có “già”, có “trẻ”. Nhưng nếu đem so sánh với 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, và với quan niệm phục vụ con người, đóng góp công ích cho xã hội thì “chúng ta đều trẻ cả, chỉ ít “trẻ” hơn nhau mà thôi”.

Bất kỳ ở tuổi nào mà không đóng góp, không phục vụ thì xem như là đã “tàn phế”!

Tăng Trưởng và Phát Triển của Đời Sống:

Trong cơ thể một con người bình thường thì mọi cơ quan tăng trưởng vào mức tối đa ở tuổi 30. Sau đó mọi chức năng sẽ suy giảm khoảng 1% mỗi năm.

Với phương tiện tân tiến hiện nay, y học đã khẳng định rằng trong não bộ có những vùng liên quan đến những tinh thần tình cảm của con người chẳng hạn như lòng từ bi, bác ái; liên quan đến sự tinh nhậy của lý luận (trường hợp những người giỏi toán học), hoặc liên quan đến sự khéo léo mang tính nghệ thuật (âm nhạc, hội họa v.v..), hoặc sáng tạo.

Người Á Đông quan niệm: “Tam tập nhi lập”: 30 tuổi là tuổi cao điểm cho sự học hỏi lập thân, thành công và vững vàng địa vị trong xã hội. Sự học hỏi bao gồm từ Trường đời với ảnh hưởng của gia đình, và phong tục tập quán của xã hội; và từ Học đường, dưới hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Nền giáo dục dưới thời VNCH dựa trên căn bản của “nhân bản, dân tộc, và khai phóng” nên đã ảnh hưởng không ít đến tinh thần và cách sống của người Việt ở tuổi cao niên.
Văn hóa của một dân tộc đóng một vai trò rất lớn đến cuộc sống sức khỏe và tinh thần của người cao niên. Nói một cách khác, nhìn những sinh hoạt của người cao niên, ta có thể thấy được sự  Tương quan giữa Văn Hóa và Đời sống con người:
 Văn hóa là giá tri tinh thần do người tạo ra, đông thời ảnh hưởng tới Đời sống con người. Đời sống thể hiện nét Văn hóa

Văn hóa phát triển theo thời gian và môi trường sống. Người Việt tị nạn đã và đang đương đầu với vấn đề hội nhập để thích nghi, cũng như làm phong phú văn hóa tại các xứ sở mà họ đang sinh sống. Vì hiểu được tầm quan trọng của sự hội nhập, duy trì những đặc tính này, và để giữ cho chúng ta cũng như văn hóa của chúng ta luôn “trẻ mãi”, chúng tôi: gồm PGC và một vài anh em đã thành lập tổ chức: “Volunteers for Integration of Ethnic Traditions Foundation”, viết tắt là V.I.E.T để chúng ta không ngừng phát triển, phục vụ, cống hiến và tiếp tục “sống trẻ”.

Giúp Tăng Trưởng và Duy Trì Sức Khỏe:

Trong đời sống, mọi người đều biết rõ những điều quan trọng như: “ăn ngủ điều độ, giải trí lành mạnh, và tập luyện thường xuyên”. 

Về ăn ngủ điều độ, tôi khuyên quí vị nên ăn uống cẩn thận, đừng ăn kiêng quá mức mà mất sức khỏe.

Về giải trí lành mạnh: “Get socialized!!!” Cộng đồng của chúng ta có những sinh hoạt tập thể, ca hát, chơi nhạc cụ, hội họp, tranh luận lành mạnh, giúp làm chậm lại sự giảm trí nhớ của tuổi già (senile dementia). “Cà phê trị liệu” cũng có kết quả tốt. Ngoài ra, có những phương cách hữu hiệu tích cực khác nữa là đọc sách để luôn giúp cho não bộ làm việc; luyện tập về tâm linh, chẳng hạn như “Nói điều thiện, Nghĩ điều thiện” nếu ta không có đủ điều kiện “làm việc thiện”  

Về tập luyện cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, Y học hiện nay khuyến cáo chúng ta nên tập thể dụcnhẹ nhàng  chậm. Những cách tập nhẹ nhàng được đề nghị như Bơi lội, đi bộ chậm, yoga, Taichi, Khí Công và Kegel Exercise. Tuy nhiên những cách này chỉ tốt cho 1 phần trong toàn bộ sức khỏe con người trên ba phương diện: “tinh thần, thể chất, và xã hội” theo như định nghĩa chữ “Sức Khỏe” của WHO. Những môn tập vừa kể cũng có nhưng giới hạn về tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người muốn tập.

Chúng tôi muốn giới thiệu đến quí vị môn tập Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc (TDKCHH), phương pháp tập phối hợp Y Võ Nhạc, giản dị, thích hợp với mọi thể trạng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, đáp ứng được những điều kiện của tất cả những cách tập nêu trên, và đạt được kết quả sức khỏe về tinh thần và thể chất theo định nghĩa của WHO.

Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, khoan thai. Kết quả mang đến cho khí lực dồi dào, thể chất dẻo dai, tinh thần sảng khoái.

Kết Luận:

ến tuổi gọi là Cao Niên, mọi hệ thống, chức năng đều suy giảm, đặc biệt là hệ thống miễn nhiễm, sức đề kháng yếu đi, trí nhớ kém đi, không tránh khỏi những điều mà người lớn tuổi thường mắc phải. Do đó, có vài điều chúng ta cần biết:

        Nên theo lời khuyên của bác sĩ: uống thuốc đều đặn

        Nên đi đứng chậm. Đặc biệt là khi thức giấc, ngồi dậy, đứng dậy từ từ

        Nên tập thể dục nhẹ nhàng

        Không nên quá mức trong vấn đề “diet” vì cơ thể cần năng lượng từ thức ăn

        Nên mặc áo ấm khi trời lạnh.

        Nên đọc sách hoặc computer.

        Nên “nghĩ và nói điều thiện”.

        Vui với cuộc sống hiện tại.
Chúc quí vị một ngày vui!

(Kiến Trúc)