MONDAY, NOVEMBER 13, 2017

COP23 Tại Bonn, Đức Quốc

​ 

https://4.bp.blogspot.com/-P2Homs5Yqr8/WgmXJxftifI/AAAAAAAABog/-BO2jGlG_NID_GhYzMuQk_u1ELNfD9pCwCK4BGAYYCw/s320/image-758501.png

Cách đây hai năm, từ ngày 30 tháng 11 cho đến 11 tháng 12, 2015, tại Paris đãdiễn ra "Hội nghị kỳ thứ 21 về Thỏa thuận Khái niệm Căn bản về Thay đổi Khí hậu của mọi Thành viên Liên Hiệp Quốc" (21th Session of the Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Đây là một thượng đỉnh hết sức quan trọng cần thiết để đi đến một giải pháp đồng thuận về sự biến đổi khí hậu áp dụng cho mọi quốc gia nhằm mục tiêu gìn giữ sự hâm nóng toàn cầu tăng trưởng dưới 20C cho đến cuối thế kỷ 21 nầy. Hiện tại, từ ngày 6 đến 17/11/2017, COP23 (23rdConference of the Parties) đang diễn ra ở thành phố Bonn, Đức.

Trước khi trình bày về các sự kiện cho lần họp kỳ nầy ngay sau khi Hoa Kỳ qua TT Trump tuyên bố rút ra khỏi "kế ước" COP21 chỉ cách đây vài tháng, thiết nghĩ cũng cần nêu ra một số vấn đề còn tồn đọng sau các quyết định và kết ước hai năm về trước.

1-    Vài suy nghĩ về Hiện tượng Hâm nóng toàn cầu

Với hàng triệu động cơ vận hành mỗi ngày, hàng triệu máy cắt cổ, máy thổi lá chuyển vận, nhiều triệu lon/chai của đủ loại nước ngọt, bia tiêu dùng..., thán khí (CO2) thênh thang đi vào bầu khí quyển cùng với thân nhiệt và thán khí thoát ra từ buồng phổi của hơn 7 tỷ con người. Và thêm nữa, các quy trình công nghệ sản xuất/chế biến, việc xử dụng lò sưởi trong mùa đông, cùng các công nghệ khai thác quặng, khí v.v... đã đóng góp không nhỏ vào lượng thán khí trong không khí. Hiện tượng hâm nóng toàn cầu khởi sinh từ các nguyên nhân kể trên.

https://1.bp.blogspot.com/-SU-roPfopZ4/WgmXKbZ48AI/AAAAAAAABoo/3ecPn7iUIhciGld-OY29alWy-6LqMcVCACK4BGAYYCw/s320/image-760491.png

Các khoa học gia đã ước tính rằng nếu không có biện pháp làm giảm thiểu lượng thán khí thải hồi thì lượng khí trên sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới nếu giữ cùng một nhịp độ phát triển như hiện nay. Trong thiên nhiên, cây xanh là nguồn trợ lực chính hấp thụ khí carbonic; nhưng với đà phá rừng ở Phi châu, Á châu, Nam Mỹ... e rằng con số ước tính 50 năm trên sẽ bị thâu ngắn lại.

Năm 1990, loài người đã thải ra độ 27 tỷ tấn thán khí, và số lượng nầy đã được cây cỏ hấp thụ độ 50%. Năm2015, với đà phát triển tăng nhanh, với số lượng dân số không ngừng tăng trường, và với rừng (cung cấp cây xanh) bị tàn phá do phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, hoặc đô thị hóa v.v… chắc chắn lượng khí carbonic sẽ tăng gấp đôi dưới 50 năm tới, nếu thế giới không có biện pháp tích cực để tiết giảm sự phát thải nầy. Đây chính là mấu chốt của quyết định của COP21.

Với tính cách thông tin, một người Mỹ thải ra trung bình hàng năm 19 tấn khí CO2, so với người Tàu là 4,7 tấn, và người Ấn Độ, 2,4 tấn. Số liệu nầy được suy ra từ tất cả các nguồn tạo ra CO2trung bình cho nhu cầu và tiện nghi cho sinh hoạt của con người như xe cộ, điện năng dùng hàng ngày, nước nóng, máy điện toán, điện thoại v.v…)

Hiện tại, Trung Cộng là quốc gia phát thải khí carbonic (CO2) lớn nhứt vào không khí vào khoảng 10 tỷ tấn, chiếm khoảng 21% lượng khí thải toàn cầu, trong khi sản xuất 19% tổng sản lượng "vật chất" toàn cầu. Trong khi đó, Hoa Kỳ phóng thích gần 8 tỷ tấn tương ứng với việc sản xuất 22% tổng sản lượng toàn cầu. Theo thống kê năm 2014, TC tiêu thụ 1.962,4 triệu tấn than, tức 50,6% tổng lượng than trên thế giới.

Qua hai dữ liệu trên, rõ ràng chính TC hiện là tác nhân gây ra hiện tượng hâm nóng toàn cầu và sẽ là nguyên nhân chính có thể làm trở ngại tiến trình thực hiện các "Lời hứa" hay "kết ước" của Thượng đỉnh COP21 là… cố gắng làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ trong không khí dưới 20C từ đây cho đến cuối năm 2100.

Thỏa thuận COP21 được coi là mang tính bước ngoặt đầu tiên về khí hậu đã ràng buộc cả quốc gia giàu có lẫn nghèo khó phải cam kết hạn chế sự phát thải khí CO2 nguyên nhân của sự hâm nóng toàn cầu cũng như đặt ra một mục tiêu dài hạn về việc phải xóa bỏ khí nhà kính (greenhouse effect) do con người gây ra trong thế kỷ này.

2-    Một suy nghĩ "khác" về hiện tượng hâm nóng toàn cầu

Cho đến hiện nay, qua 22 kỳ Hội nghị COP, tất cả kết luận đều tập trung vào việc phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển, mà nguyên nhân chính là do con người. Một khám phá mới về sự tan chảy các tảng băng ở Alaska cho thấy khí Carbonic tăng "bất thường" trong những năm gần đây là do sự tan chảy trên. Hiện tượng băng tan tiếp diễn do Ts Vladimir Romanovskynghiên cứu vào mùa hè năm nay. "Đó là một ngày trời ấm áp vào tháng Bảy, nhà khoa học này đang tìm chiếc hộp mà ông và nhóm nghiên cứu đã lắp đặt dưới lòng đất. Nó được đặt ở nơi cách 10km về phía bắc so với Viện Địa Chất Đại học Alaska ở Fairbanks, nơi ông giảng dạy môn địa chất và là lãnh đạo Phòng thí nghiệm Băng vĩnh cửu".

Hiện tượng băng vĩnh cửu tan chảy nhanh sẽ gây ra hiệu quả bất lợi cho Alaska và thế giới qua:

         Tại Alaska, tất cả làng mạc sẽ phải tái định cư, cũng như các cấu trúc nhà cửa và đường sá sẽ bị phá hủy;

         Nếu trữ lượng băng này bị tan chảy và phóng thích một lượng khổng lồ carbon từ hàng thiên niên kỷ qua, nó sẽ đẩy nhanh hiện tượng hâm nóng toàn cầu, vượt quá khả năng kiểm soát của con người.

(Ghi chú: Khi nhiệt độ băng vĩnh cửu dưới 00C, chẳng hạn ở -60C, nó được coi là ổn định và phải mất nhiều thời gian mới tan chảy hoặc biến động. Tuy nhiên nếu nhiệt độ gần đến 00C, băng vĩnh cữu sẽ bị tan chảy. Mỗi mùa hè, lượng đất trên nền băng vĩnh cửu, còn được gọi là lớp đang hoạt động, sẽ tan ra, trước khi đóng băng trở lại vào mùa đông kế tiếp. Tại Goldstream III, Alaska vào ngày tháng Bảy năm nay, mùa hè đã làm tan băng sâu đến 50cm. Khi Trái Đất ấm dần lên và nhiệt độ vào mùa hè lên cao, hiện tượng tan băng càng sâu hơn và lan rộng hơn, khiến nền băng vĩnh cửu bên dưới càng bất ổn định hơn).

Theo Romanovsky, một nửa diện tích Alaska và 90% băng vĩnh cửu ở đây sẽ tan nếu nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu tăng 20C. Điều này đáng lo ngại vì một lượng khổng lồ khí carbon hữu cơ giờ đang bị cô lập trong băng vĩnh cửu và hiện diện ở lớp hoạt động trên bề mặt. Vì không có đủ nhiệt lượng trong đất đóng băng để giúp các loại vi sinh phân hủy thực vật chết, các vật thể hữu cơ tích tụ qua hàng ngàn năm đã được nén vào băng vĩnh cửu. Một số ước tính cho biết lượng carbon trong băng vĩnh cửu có trữ lượng gấp hai lần lượng carbon trong khí carbon dioxide trong khí quyển sẽ tan chảy và phóng thích khí carbonic vàm khí quyển nếu nhiệt độ không khí tăng thêm 20C.

3-    Tại sao dân chúng phản đối các Hội nghị các Thành phần (COPs)

https://4.bp.blogspot.com/-kfD9S2QZ3p4/WgmXKhli_AI/AAAAAAAABow/w98iJtEbJF87EbUx_-lVIILjg-pg5VtawCK4BGAYYCw/s320/image-762290.png

Còn nhớ, ở COP21, Tượng Nữ thần Tự do phun khói tại Thượng đỉnh vì Khí hậu của các công dân toàn cầu, Montreuil, ngày 05/12/2015.

Trong hai ngày của kỳ nghỉ giữa Thượng đỉnh, mùng 5 và 6 tháng 12/2015, nhiều tổ chức xã hội dân sự khắp nơi đã tổ chức một Thượng đỉnh khí hậu toàn cầu của các công dân, song song với COP21, tại Montreuil, thành phố ngoại ô Paris. Cuộc hội ngộ lớn này của các phong trào dân sự có mục tiêu xây dựng một thế giới phát triển bền vững. "Thay đổi hệ thống chứ không được thay đổi khí hậu", đó là khẩu hiệu có mặt khắp nơi trong dịp này. Có khoảng 30.000 người đã tham gia vào sự kiện đặc biệt này. Các hoạt động vì một nền nông nghiệp bền vữnglà một trong các nội dung nổi bật trong những ngày Thượng đỉnh khí hậu của công dân toàn cầu.

Nếu như bức tượng lớn Nữ thần Tự do phun khói lên trời, với dòng chữ "Tự do gây ô nhiệm" là hình ảnh được hầu như tất cả mọi người đến với Thượng đỉnh công dân này chú ý, thì "Cây ước mơ" là nơi thu hút rất nhiều người tham gia, từ các em bé cho đến người già. Ai cũng có thể treo lên cái cây chung này một dây vải nhỏ, với những hy vọng cho một điều tốt đẹp. Cô Stéphanie Montassier cho biết nội dung ước mơ của con gái mình là:"Tôi mong rằng, con gái tôi vẫn sẽ được thấy các loài động vật, những loài đang trên đường tuyệt chủng".

Năm nay, một khối hơn 130 quốc gia đang phát triển trong đó có Ấn Độ và Trung Cộng lên tiếng cảnh báo như vừa nêu tại vòng thương thảo đang diễn ra ở Bonn, nước Đức như:

         Những nước giàu có trên thế giới không cam kết đủ vào lúc này có thể ngăn trở việc thực thi thỏa ước về biến đổi khí hậu đã được Hiệp định Khí hậu toàn cầu ký kết ở Pháp cách nay 2 năm, kêu gọi thế giới cần thiết giữ ở mức thấp hơn 20C (tương đương 3,60F) hoặc ở mức 1,50C nếu có thể trong hiện tượng khí hậu toàn cầu nóng lên;

https://2.bp.blogspot.com/-CBcVGFBSYE0/WgmXLN0-SQI/AAAAAAAABo4/E8uqr5S0Jcw2vvI5tzkQ956UPzahswrSwCK4BGAYYCw/s320/image-764073.png

         Hiệp định cũng dựa trên cam kết của các nước về mức thải khí carbon. Nhưng cam kết này không đủ để giữ Trái đất ở mức an toàn và nhiệt độ toàn cầu có nguy cơ tăng lên đến 30C vào cuối thế kỷ. Hơn nữa, các quốc gia đã "ký" không bắt tay thực hiện cho đến năm 2020 và các quốc gia đang phát triển cho rằng đó là thời gian quá dài để chờ đợi sự quyết tâm tốc hành động của các quốc gia phát triển đã hứa!

Qua nội dung của những tin tức và các thông điệp của xã hội dân sự, chúng ta thấy gì?

         Phải chăng, có một cái gì không ổn trong vấn đề ràng buộc và tính áp đặt trong Thỏa thuận COP21?

         Phải chăng, trong tâm khảm của 196 đại diện cho 196 quốc gia đi phó hội Thượng đỉnh COP21 có lấn cấn một "cái gì" (cho tình trạng riêng của mỗi nước), để rồi, khi Thỏa thuận được đúc kết trong "gượng ép" mà vẫn phải gọi là "Thỏa thuận lịch sử" hay "Thỏa thuận bước ngoặt"?

Có phải 196 đại diện tuy đồng sàng nhưng dị mộng?

Theo thống kê, chúng ta đều biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, sự tăng trưởng của khí thải nhà kính tăng nhanh hơn trong giai đoạn 1980 đến 1990. Và hiện tượng trái đất nóng nhứt so với quá khứ xảy ra vào năm 2014, và nhiệt độ không khí trung bình ở mặt đất cho thập niên nầy là 0,90C, cao hơn sự tăng nhiệt độ từ thập niên 1880 trở đi.

Vì vậy, với điều kiện công nghệ hiện có và văn minh hiện tại, cũng như tư duy của những nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu, thiết nghĩ, cần phải chuyển hướng và sáng tạo một phương cách mới trong việc hạn chế sự hâm nóng toàn cầu.

Có lẽ chính vì vậy mà COP23 đang xảy ra?

4-    COP23 hôm nay

https://4.bp.blogspot.com/-UbgO2aT1gas/WgmXLtfa7YI/AAAAAAAABpA/XPCtfujNAWQjh8JFuZh04xuhta3-SIqeACK4BGAYYCw/s320/image-765982.png

Những phái đoàn đến tham dự COP23 đều thấy một biểu ngữ có dòng chữ "thay đổi cách nghĩ, không phải khí hậu". Ngày khai mạc COP23 gồm có 10.000 đại biểu, 8.000 người từ các nhóm khác và 2.000 thành viên của các phương tiện truyền thông đi đến Bonn từ khắp nơi trên thế giới. Các nhà tổ chức đang cố gắng để cho việc phát thải vào không khí càng ít càng tốt, ví dụ bằng cách sử dụng xe buýt điện để vận chuyển hội nghị.

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP23 ở Bonn và đang giải thích ý nghĩa tại sao vấn đề trở nên quan trọng và cấp bách trong việc hạn chế hoặc chấm dứt sự hâm nóng  toàn cầu, việc nầy có nghĩa là đưa các thỏa thuận Paris bước ngoặt vào thực tiễn của COP21 mà không có sự có mặt củaHoa Kỳ (TT Trump công bố rút ra khỏi COP21 vào tháng 7/2017), và giải quyết vấn đề còn tồn đọng trong các "kết ước".

Biến đổi khí hậu đã làm tăng đáng kể làm cho thời tiết biến đổi bất ngờ, từ những đợt sóng nóng đến lũ lụt và going bão không định kỳ hay có chỉ dấu báo trước. Nhưng nếu không cắt giảm mạnh lượng khí thải carbon toàn cầu, chúng ta có thể mong đợi "những tác động nghiêm trọng, lan rộng và không thể đảo ngược" cho hàng tỷ người trên thế giới. Hiệp ước Paris năm 2015 tại COP21 đưa ra thỏa thuận và quyết định toàn cầu đầu tiên để giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu. Nhưng sau hai năm, những hành động để thực hiện kết ước của những quốc gia hầu như dậm chân tại chỗ, nghĩa là "vũ như cẩn" vì những điều kiện khách quan hay chủ quan của từng quốc gia một.

Có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung các chủ đề chính của COP23 qua Trung tâm và Mạng lưới Công nghệ Khí hậu (Climate Technology Centre and Network – CTCN), một thành phần chính yếu của Hội nghị, nhằm đặt trọng tâm vào:

         Việc áp dụng năng lượng hữu hiệu (energy efficiency);

         Tăng cường năng lượng tái tạo (renewable energy);

         Xem lại vấn đề nông nghiệp và rừng (agriculture and forestry);

         Quản lý các nguồn phế thải (waste management).

Hiện tại, đứng trước một số biến động vừa xảy ra từ đầu năm 2017 trở đi như:

         Ngập lục ở Ấn Độ và Nigeria;

         Các cơn bão dữ ở vùng Caribbea làn tràn vào Hoa Kỳ;

         Cháy rừng ỡ Mỹ và Âu Châu;

         Và hiện tại, going bão làn tràn ở Biển Đông, gây lụt lội cho Việt Nam từ Quảng Tr5i xuống tận Phan Thiết v.v…

https://2.bp.blogspot.com/-za5Tx4QJu-g/WgmXMNzOetI/AAAAAAAABpQ/KXi_fbCJafYNUlfwCs9xF2kXwIlFe4DSwCK4BGAYYCw/s320/image-768518.png         Chính phủ Ấn Độ hôm thứ tư 8/11 ra lệnh cho tất cả các trường học của thủ đô Delhi phải đóng cửa cho đến cuối tuần vì không khí bị ô nhiễm quá trầm trọng và càng lúc càng nguy hiểm thêm lên. Chỉ số ô nhiễm tại nhiều nơi của Delhi đã lên đến 500, mức cao nhất từ trước đến nay tại nơi đây và sương mù ô nhiễm dày đặc bao phủ thành phố. Nhiều giớichuyên môn Ấn Độ chỉ trích chính phủ Ấn đã thất bại trong kế hoạch chống lại ô nhiễm không khí.

https://1.bp.blogspot.com/-ASJoSBx54g8/WgmXL8F6ABI/AAAAAAAABpI/38S89fXRCZM6o6_yH8x6Cc76MU_rYwCVwCK4BGAYYCw/s320/image-767092.png

Những biến động trên chứng tỏ rằng COP21 vẫn chưa mang lại hiệu quả cũng như sự đón nhận thỏa đáng của các quốc gia thành viên…Thoả thuận Paris chỉ đưa ra các nguyên tắc, nhưng không hoạch định chi tiết, giống như việc có một chiếc điện thoại thông minh tuyệt vời nhưng không có hoặc không biết điều hành hay xử dụng!

Và Hội nghị tại Bonn kỳ nầy sẽ rất quan trọng trong việc xây dựng và thiết lập các quy tắc ứng xử cho phép hợp đồng "kết ước" ở COP21 Paris đi vào hành động thực tế và hoạt động.

Các Hội nghị của những Thành phần (COP) luôn được điều hành bởi một quốc gia được chỉ định và COP23, lần nầy là lần đầu tiên do một trong những quốc đảo nhỏ nhất và có nguy cơ cao nhất từ mực nước biển dâng và những trận bão cực đoan đang gây ra biến đổi khí hậu làm Chủ tịchThủ tướng quốc đảo Fiji, Frank BainimaramaFiji đã chịu thiệt hại trên 1 tỷ đô la sau khi cơn bão Winston xảy ra vào năm 2016, điều này có thể sẽ tập trung chú ý vào vấn đề bồi thường thiệt hại do khí hậu và thích nghi với các mối đe dọa trong tương lai, cũng như giảm phát thải, mà nguyên nhân chính yếu là do sự gia tăng khí thải CO2 của các quốc gia, nhứt là những quốc gia đã phát triển phải có trách nhiệm. Đây cũng chính là vấn đề gay góc nhứt cho hội nghị năm nay!

Một vết đen khổng lồ trên hồ sơ môi trường của Đức trên đất liền cách nơi diễn ra các cuộc thảo luận về khí hậu của LHQ năm nay ở Bonn một giờ đồng hồ, một mỏ than mở (opencast) gần rừng trải dài 85 km và sâu 400 mét, Hambach là lỗ lớn nhất ở Châu Âu và là một trong những nguồn carbon lớn nhất trên lục địa này.

Đây cũng là một chiến tuyến quan trọng để cho các NGO bảo vệ môi trường chống lại việc xử dụng năng lượng hóa thạch, vì họ tin rắng tốt hơn hết là thay đổi luật lệ hơn là thay đổi khí hậu.

Trong khi COP23 đang diễn ra tại Bonn, các nhà hoạt động thất vọng vì những tiến bộ chậm chạp của các chính phủ trên thế giới, đã làm tăng nhiệt cho mỏ than hiện đang được khai thác ở Hambach, làm nổi bật sự thất bại của Đức trong việc cam kết ở COP21.

5-    Điều gì cần phải làm cho Hội nghị COP23 lần nầy?

https://2.bp.blogspot.com/-9cwWvi_sB7U/WgmXMpb8ZXI/AAAAAAAABpY/GNYukoN7xgordkR77kXnFZAxtC14CTXPwCK4BGAYYCw/s320/image-769464.png

COP23 được tổ chức sau một khái niệm sáng tạo về "một hội nghị, hai khu vực". Trong hai tuần lễ hội nghị, một khu vực rộng lớn của thành phố Bonn sẽ trở thành hai khu: "Bula Zone" và "Bonn Zone". Cách tiếp cận này tập trung vào việc tập trung các khu vực để đảm bảo rằng các cuộc đàm phán, sự kiện và các cuộc triển lãm được diễn đạt vào một hội nghị.

Khu Bula, nơi mà các cuộc đàm phán giữa các chính phủ sẽ diễn ra, bao gồm Trung tâm Hội nghị Thế giới Bonn, Khuôn viên của LHQ và một khu vực mở rộng phía sau tòa nhà Deutsche Welle ở Bonn. Danh từ Bula bắt nguồn từ văn hoá Fiji và có nghĩa là xin chào cũng như sự ban phước của sức khỏe và hạnh phúc.

Còn khu Khu Bonn, được đặt tại khu vực Rheinaue Park của Bonn, sẽ chứa các sự kiện thể hiện hành động về khí hậu, bao gồm các sự kiện chính yếu, các sự kiện phụ và các cuộc triển lãm do cả UNFCCC và Chính phủ Đức tổ chức. Nó cũng bao gồm một số hoạt động truyền thông cũng như các sự kiện trỉnh bày trong gian hàng của từng phái đoàn.

Các cam kết cắt giảm carbon của các quốc gia trên thế giới sẽ có nghĩa là làm giảm thiểu việc xử dụng Carbon trong việc chuyển đổi thành năng lượng. Vì vậy, thỏa thuận Paris bao gồm một cơ chế cho các cam kết sẽ được xem xét và tăng cường, nhưng không thiết lập các quy tắc cần phải áp dụng. Điều căn bản cần thiết cho việc này là phải được thực hiện ở Bonn trước khi được tất cả sẽ được hoàn tất vào năm 2018.

Nếu không có sự chuẩn bị nghiêm chỉnh để xây dựng sự tin tưởng và thỏa thuận, các thoả thuận sẽ không được thực hiện, như COP đã thất bại trong Copenhagen năm 2009 cho thấy.Vì vậy, Vị chủ tịch người Fiji đã mang đến một tiến trình đàm phán tế nhị từ những khái niệm và điều kiện mâu thuẫn nhau (ratchet dialogue) từ "cuộc đối thoại tạo thuận lợi" (facilitative dialogue) đến cuộc đối thoại "đưa đến ưng thuận" (talanoa) để từ đó, đưa ra các quyết định đúng đắn.

6-    Vị trí của Hoa Kỳ hiện tại

Hoa Kỳ là nước phát thải khí carbonic lớn thứ hai trên thế giới (sau TC) và là nước giàu nhất. Nhưng khi Tổng thống Trump thông báo việc Hoa Kỳ thu hồi việc ký kết COP21 vào tháng 6 và thông báo quyết định sẽ có hiệu lực vào năm 2020. Giờ đây, Hoa Kỳ dường như rất cô độc trong vấn đề giải quyết sự hâm nóng toàn cầu. Vai trò của Mỹ ở COP23 tại Bonn phần lớn không được biết đến, mặc dù Hoa Kỳ đã nêu lên kế hoạch tăng cường sản xuất các loại năng lượng hóa thạch và khí đốt. Năm nay không có phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ tham dự, nhưng có nhiều NGO và quan chức địa phương ở một số tiểu bang có mặt. Đặc biệt, Phó Thống đốc Minnesota, Bà Tina Smith và phái đoàn đã có mặt tại COP23 từ ngày đầu tiên với nhiều câu hỏi cho Hội nghị như sau:

         Làm thế nào các cơ quan từ thiện có thể hỗ trợ sự giảm thiểu và thích ứng sự thay đổi khí hậu toàn cầu?

         Việc giáo dục nhằm xây dựng khả năng thích ứng và hành động sẽ như thế nào?

         Chúng ta tính toán chi phí xã hội (social cost) của việc xử dụng carbon như thế nào?

         Các quốc gia có thể đóng vai trò gì trong các cuộc đàm phán về khí hậu quốc tế?

         Có những cơ chế pháp lý nào để đảm bảo cho tiểu bang Minnesota giữ được Hiệp định Paris tức COP21?

         Cộng đồng các sắc dân da màu sẽ tham gia vào trong các cuộc đàm phán về khí hậu như thế nào?

Ngoài ra, còn có một tổ chức mới được thành lập, "US People's Delegation" (Phái đoàn Dân chúng Hoa Kỳ) cũng gửi phái đoàn tham dự COP23 nhằm mục tiêu:

         Phái đoàn Dân chúng Hoa Kỳ là một tập thể của nhiều nhóm dân sự khác nhau từ Hoa Kỳ đến tham dự COP23, gồm những người đang thúc đẩy hoạt động giảm thiểu hay hạn chế sự hâm nóng toàn cầu, phản đối lại quyết định của hành pháp Hoa Kỳ hiện tại;

         Chúng tôi kêu gọi các quan chức dân cử Hoa Kỳ nêu lên các phương thức có ý nghĩa để đảm bảo hành động giảm bớt khí hậu trong bối cảnh hiện tại của Chính phủ về việc bảo vệ khí hậu, sự tồn tại của các thảm hoạ khí hậu đang diễn ra;

         Chúng tôi kêu gọi một sự chuyển đổi năng lượng tái tạo 100% ở tất cả các thành phố và tiểu bang ở Mỹ.

Về mặt chính phủ, Hoa Kỳ tham gia vào cuộc hội đàm qua việc gửi một số chuyên viên trình bày về các đề tài chuyên môn từ các ngành công nghiệp than, hạt nhân và khí đốt, theo một báo cáo của tờ New York Times. Tuy nhiên, một số nhà quan sát vẫn lạc quan rằng Mỹ sẽ làm việc tích cực đằng sau hậu trường để giúp đưa ra các chi tiết về việc thực hiện Hiệp định Paris, bất chấp tư thế công khai phủ nhận của TT Trump.

Một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết:"Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia đàm phán về khí hậu và các cuộc họp liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Paris và các vấn đề khác để làm tiêu đề chính cho các mối quan tâm của Hoa Kỳ và đảm bảo rằng tất cả các lựa chọn chính sách trong tương lai vẫn cởi mở đối với Mỹ".

7-    COP23 và Việt Nam

https://2.bp.blogspot.com/-Vh7AI9ldN-g/WgmXMzrbbwI/AAAAAAAABpg/Oda4ylgm5ew3VZeNMgwS356eZx5P2pKUQCK4BGAYYCw/s320/image-770530.pngTheo một số ước tính của nhiều chuyên gia nghiên cứu về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lên Việt Nam thì quốc gia nầy sẽ bị nhiều thiệt hơn các nơi khác, đặc biệt ở miền Nam Việt Nam.Theo dõi suốt 50 năm qua, nhiệt độ vùng nầy đã tăng lên từ 0,05 đến 0,200C, và mực nước biển đã tăng lân từ 2 đến 4 cm cho mỗi 10 năm. Căn cứ theo ước tính trên, dự kiến đến cuối năm 2010, nhiệt độ không khí sẽ tăng từ 1,1 - 1,90C đến 2,1 - 3,6oC. Mưa cũng sẽ tăng từ 1,0 - 5,2% và 1,8 - 10,1% cũng như mực nước biển dâng cao từ 65 đến 100 cm so với thời điểm mốc 1980-1999. Và điều nầy đang xảy ra như đã dự tính. Thật đáng buồn.

Chúng ta hãy so sánh "lời hứa" của Việt Nam trong Thượng đỉnh COP21 về việc phát triển tăng tốc trong xử dụng năng lượng tái tạo cho đến năm 2030 là 10% so với tổng số nhu cầu năng lượng trong nước. Và cam kết sẽ giảm 8% phát thải khí nhà kính vào năm 2020 - 2030, và con số này có thể đạt tới 25% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế. Hứa thì hứa!

Nhưng trên thực tế, Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng những nhà máy than nhiệt điện khắp nơi trong những năm 2014, 2015, và 2016 … qua kỹ thuật lạc hậu và trang bị trang thiết bị…phế thải của TC, thì Việt Nam làm sao giữ được lời hứa cam kết trong COP21?

Và, hiện diện trong COP23 năm nay, Ông Phó Cục trưởng Cục Biến đối khí hậu (BĐKH) ông Phạm Văn Tấn cho biết:"COP23 là hội nghị đàm phán then chốt, chuẩn bị cho việc đánh giá nỗ lực toàn cầu vào năm 2018. Tại đây, các quốc gia thành viên công ước khung của Liên Hợp Quốc (1) sẽ thống nhất những điểm quan trọng và chi tiết nhất có thể về quy trình, thủ tục, hướng dẫn các quy định thực hiện Thỏa thuận Paris để có thể thông qua tại COP24 năm sau. Cụ thể, những nội dung quan trọng cần thống nhất quy định bao gồm: giảm nhẹ, đóng góp do quốc gia tự quyết định, thích ứng, tăng cường năng lực, hỗ trợ tài chính cho ứng phó việc biến đổi khí hậu, chuyển giao công nghệ, khung minh bạch về hành động và hỗ trợ…

Đoàn đàm phán của các quốc gia sẽ thảo luận những nội dung này tại các phiên đàm phán kỹ thuật của Nhóm thực hiện, Ban Khoa học công nghệ, Hội nghị lần thứ 13 các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto, phiên họp của Nhóm công tác đặc biệt triển khai Thỏa thuận Paris…" (Người viết không biết Ông Tấn và phái đoàn sẽ thảo luận những vấn đề trên bằng tiếng nước chủ nhà, tiếng Anh, hay tiếng Việt?)  

(1)  Người viết phỏng dịch "Hội nghị kỳ thứ 21 về Thỏa thuận Khái niệm Căn bản về Thay đổi Khí hậu của mọi Thành viên Liên Hiệp Quốc" (21th Session of the Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC.

Và sau nhi nhận định lượng phát thải khí nhà kính CO2 ở Việt Nam năm 2030 dự đoán sẽ cao gấp 3 lần so với năm 2010 nếu Việt Nam không có các biện pháp giảm nhẹ kịp thời. Nên nhớ, lượng phát thải CO2 năm 2013 cao hơn 3,5 lần so với năm 1991, và ngành năng lượng được nói là thải ra lượng khí CO2 lớn nhất, Việt Nam hứa cho kỳ phó hội năm nay như sau:

         Việt Nam cũng đã đề ra kế hoạch giảm 8% tổng lượng phát thải CO2 vào năm 2030 và một trong những biện pháp là tăng 45% độ che phủ rừng.

8-    Thay lời kết

Vào năm 2014, Trung Cộng đã tự nguyện ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020. Bắc Kinh hứa là đến năm 2030 sẽ giảm khí thải 13% trong khi chuẩn bị cho Thượng đỉnh COP21. Như vậy mà … Ô nhiễm không khí bên ngoài nhà cửa làm chết khoảng 1,6 triệu dân chúng ở TC hàng năm , tức 4.400 người/ngày. Và ngày càng tăng thêm nguy cơ…chết vì ô nhiễm không khi. Chưa đầy một năm sau lời hứa, TC đã tăng lượng than tiêu thụ từ 1.961,2 lên 1962,4 triệu tấn! Từ đó, chúng ta thấy rõ ràng là TC, một quốc gia cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ giữ lời hứa trong mọi giao ước, hay giao kết với quốc tế và với chính người dân của họ.

Vậy mà, trong kỳ Hội nghị COP23 lần nầy, TC vẫn rêu rao sẽ là quốc gia tiên phong và lãnh đạo công cuộc làm giảm thiểu sự hâm nóng toàn cầu trên thế giới!

Ờ COP21 năm 2015, tại Paris TC hứa là… vào năm 2020, sẽ tăng các hệ thống năng lượng tái tạo lên 20% (chỉ chiếm 11% vào năm 2015) trên tổng lượng năng lượng tiêu thụ trong nước. Nhưng kể từ năm 2012, TC mới bắt đầu khơi mào việc gắn các thiết bị đo đạc phẩm chất không khí (air quality), và cho đến nay, chỉ có 400 thành phố, đa số là các thành phố cận duyên, có gắn thiết bị nầy. Điều nầy chứng tỏ rằng, những thành phố trên đã trở thành nơi ô nhiễm trầm trọng nhứt thế giới. Gần đây nhứt, trong khi lo tổ chức cuốc tiếp rước TT Trump ngày 8/11, TCB phải ra lệnh cấm tất cả nhà máy hoạt động sản xuất trong phạm vi 30 Km cà cấm xe cộ vào Bắc Kinh từ hơn một tuần lể trước để TT Trump có thể thấy được…bầu trời xanh "mờ mờ" của Thủ đô TC. Và cái gọi là "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới" không có gì mới lạ.  Chỉ là một sự rập khuôn cá tính sùng bái cá nhân của những "lãnh tụ" đảng cộng sản trên thế giới mỗi khi tóm thâu quyền lực về phía mình! Qua những lời tuyên bố gần đây của TCB về việc "lãnh đạo thế giới" về kinh tế - môi trường – quyền lực – và giải quyết vấn nạn hâm nóng toàn cầu…chỉ là những điều "tự sướng" cho chính ông ta mà thôi.

Vết xe đổ của Mao Trạch Đông còn sờ sờ đó! 

Qua các thông tin trên, câu kết luận cho "Lời hứa của Trung Cộng" là:

"Làm sao TC thực hiện được chỉ tiêu trên để đáp ứng lời hứa ở Thượng đỉnh COP21 trong vòng chỉ còn 3 năm nữa?

Và lời hứa của Việt Nam như đã nêu ở phần trên sẽ đưa Việt Nam đi về đâu? Hay là vẫn …Vũ Như Cẩn như bao lời hứa cách đây hơn 42 năm qua!

9-    Vài Đề nghị của người viết từ nhiều năm trước

https://1.bp.blogspot.com/-K6nhpOVCdRw/WgmXNfcoSXI/AAAAAAAABpo/hPuZ4h1mFgwTHvFBDn7twOtVk5QGvH0zgCK4BGAYYCw/s320/image-772314.png

Mặc dù Hội nghị COP23 sẽ kết thúc vào ngày 17/11/2017, nhưng người viết không chờ đợi ngày kết thúc, vì đã nhận diện từ lâu là mỗi quốc gia có những điều kiện đặc biệt chủ quan và khách quan về việc hâm nóng toàn cầu, cho nến dù có ký kết, hay kết ước từ những ngày đầu tiên vào năm 1992 qua Hội nghị Thượng đỉnh tại Rio de Janerio, Ba Tây. Tiếp theo sau đó, qua Nghị định thư Kyoto, 1997, và qua 22 kỳ COPs. Nhận định COP23 năm nay, cũng chỉ lập lại những kết ước trong quá khứ, diễn đàn sẽ do các chính trị gia, khoa học gia, các NGO, và một số chính khách…thuyết giảng những nhận định, suy nghĩ đã được…ghi nhận trong các văn bản đã từng "GHI" vào những năm sau 1992 tại Ba Tây.  

Chính vì vầy, người viết có những đề nghị cho Lãnh đạo các quốc gia trên thế giới cần phải thực tế và đặt nhiều quyết tâm trong việc giải quyết vấn đề:

         Tiền: Thay đổi công nghệ sạch, cần đầu tư nguồn vốn vào nghiên cứu cũng như chấp nhận chậm phát triển trong giai đoạn chuyển tiếp để rồi tiến đến việc phát triển bền vững ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa;

         Chấm dứt hẳn việc xử dụng năng lượng hóa thạch: (Điều nầy không dễ vì, nếu lấy Hoa Kỳ làm thí dụ, lượng than đá của xứ nầy còn đủ dùng cho 250 năm nữa, Mỹ không thể chấm dứt việc dùng than trong một sớm một chiều được),. Cũng cần nên biết hiện tại, Mỹ đang dùng than để chuyển thành điện năng bằng phương pháp "hóa khí" của than (gasification) và phương pháp nầy phát thải rất ít khí carbonic (<90%) so với phương phát than nhiệt điện hiện tại đang áp dụng ở TC và Việt Nam;

         Việc áp dụng các loại năng lượng tái tạo (renewable energies) cũng cần phải cân nhắc lại vì, năng lượng tái tạo như thủy điện sẽ không phát thải khí nhà kính, nhưng lại hủy hoại hệ sinh thái toàn vùng;

         Có cần phải cải biến công nghệ thực phẩm và lương thực để thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn nữa trong tương lai hay không, như nghiên cứu các loại cây cung cấp lương thựctrong điều kiện xấu mà không cần đến phân bón hóa học, thuốc trừ sâu rầy, và bảo vệ thực vật?

         Một gợi ý khác nữa là, nếu chúng ta không giảm thiểu được nguồn phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển do điều kiện đặc thù của từng quốc gia, một giải pháp khác được nêu ra là "làm nguội trái đất bằng cách đưa vào bầu khí quyển một lớp mây muối tinh thể"(salt crystal clouds)…để ngăn chận bớt tia sáng mặt trời do hiện tượng phản chiếu. Từ đó, trái đất sẽ bớt…nóng lên!Đây chính là một suy nghĩ hết sức mới mẽ do những nhà nghiên cứu các loại năng lượng tái tạo tương lai (neo-renewable energies). Đây là một trong những "model" của các khoa học gia ở Trung tâm Boulder, Colorado đang nghiên cứu về năng lương tái tạo tương lai.

https://4.bp.blogspot.com/-QS87oXy_qg4/WgmXNh--cAI/AAAAAAAABpw/daKMvJ6qwMUwPrBmpxx1cERJEyjzES3rACK4BGAYYCw/s320/image-773536.png Chừng ấy suy nghĩ so cũng quá đủ cho các lãnh đạo toàn cầu và những nhà khoa học có viễn kiến trong tương lai của nhân loại suy gẫm…

Nhằm chia sẻ quan điểm trên, một cách tiếp cận khác về COP23 nên là:"Chúng ta đã tranh cãi nhau nhiều quá rồi, đãqua 22 kỳ họp COP, nhưng việc biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng với vận tốc nhanh hơn và trầm trọng hơn, gây ra nhiều thảm nạn thiên nhiên bất định như đã xảy ra trên thế giới trong những tháng gần đây… Hiện nay nồng độ khí carbonic trong không khí đã vượt qua ngưỡng 400mg/m3.

Chúng ta, đã đến lúc không thể không giải quyết, đừng để cho Thủ tướngPháp lập lại câu nói như trong kỳ khai mạc COP21, là đã quá muộn."

Bây giờ chỉ còn chờ "Giải pháp" để giải quyết vấn đề mà thôi chứ không phải là lúc…bàn luận nữa!

Mai Thanh Truyết

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)

Ngày 12/11/2017