SỨC MẠNH CỦA Ý CHÍ (Strength Of Will) (Duy Văn - Hà Đình Huy)
“Thiên tài chẳng qua là sự cố gắng làm việc lâu dài” (Ngạn ngữ Tây phương)
1-Tài năng tạo bởi chính bản thân mình.
Trong lịch sử nhân lọai, đã và đang xuất hiện những tài năng mà ánh sáng trí tuệ của họ còn soi rọi mãi về sau. Có những con người tài năng nẩy nở sớm. Ở họ lòng khát khao làm việc vô bờ đã hòa nhịp với những rung động sáng tạo tự nhiên làm cở sở cho toàn bộ thế giới tinh thần. Họ sáng tạo say sưa quên mình, không chút gì miễn cưỡng. Đọc các tác phẩm của Nguyễn Du, Victor Hugo, Puskin……hoặc nghe những bản nhạc của Moza, Bethtoven …, hay ngắm những bức họa của Rafaen, Rambrang, Leonardo De Vinci chúng ta không thể không rung động sâu sắc và bẩm phục tài năng của các nghệ sĩ vĩ đại ấy. Cuộc đời của họ ít gặp những nỗi gian lao hoặc những trở ngại gớm ghê đòi hỏi phải có những nỗ lực ý chí phi thường, một lòng kiên gan sắt đá. Họ sáng tạo nhẹ nhàng tự nhiên như hoa nở ban mai, như chim hót lúc bình minh.
Thế nhưng bên cạnh những con người như thế lại có những con người có một cuộc đời khác hẳn. Cảnh ngộ của họ nhiều khi thật éo le. Họ phải kiên gan đấu tranh với số phận khắc nghiệt và phải nhẫn nhục khắc phục ngay chính cả bản thân mình. Người ta gọi họ là những tài năng “do chính bản thân mình”. Đó là Demonstein nói ngọng và hay xấu hổ, đã hằng ngày ngậm sỏi, gào thi với sóng biển, cuối cùng trở thành nhà hùng biện vĩ đại thời cổ. Đó là người khổng lồ M. Lomonnosop phải khắc phục với nỗi tủi cực “lớn xác rồi mà vẫn chưa biết đọc” và như chúng ta đều biết – nhà bác học Nga vĩ đại của những thế kỷ qua. Đó là Vanshope người Hòa Lan mắc bệnh tâm thần, nhờ kiên trì tranh đấu với bệnh tật , cuối cùng trở thành nhà bác học lừng danh, có công ty xây dựng lý thuyết hóa học không gian và được giải thưởng Nobel đầu tiên về hóa học. Đó là Pontriaghin bị mù hai mắt từ còn học bậc tiểu học, nhưng vẫn kiên trì khắc phục, khó khăn và tiếp tục học , cuối cùng trở thành nhà tóan học xuất sắc và trở thành viện sĩ chính thức của Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga. Đó là Erche Namu người thiếu nữ sắc dân thiểu số của Tây Tạng đã vượt bao nhiêu qui định của tập tục làng xã, không tự do rước trai vào phòng ngủ của mình khi 13 tuổi, sau khi buổi lễ mặc váy của tục làng. Dĩ nhiên Erche Namu bị sự hành hạ và ruồng bỏ của dân làng, nhưng với ý chí sắt đá và muốn mình phải trở thành một biểu tượng văn minh cho thôn xóm. Erche đã ly khai với tục lệ và đã trốn thóat môi trường lạc hậu để trở thành cô ca sĩ Erche Namu nổi tiếng của đất Phật…..
Nhiều tài năng trong số này, ngay từ bé thậm chí khi đã lớn rồi, vẫn bị rầy la là kém cỏi hoặc “bất tài”. James Watt được coi là “học trò kém của lớp”, còn John Newton thì không được thầy cho học giáo trình vật lý và tóan học trung học. Linner bị coi là một thằng đần. Vantor Scott đã có lần bị một giáo sư gọi là “ một thằng thộn và mãi mãi vẫn là thằng thộn”. Charles Darwin bị đuổi khỏi trường đại học Edynbur vì không có khả năng học tập và Abert Einstein bị trượt khi thi vào trường đại học Duyrich .
Thế nhưng những con người “bất tài” đó cuối cùng đã có những cống hiến lớn lao và đã trở thành những thiên tài để lại dấu tích bất hủ trong nền văn hóa loài người. Vậy bí quyết thành công của họ là ở chổ nào? Sức mạnh nào thôi thúc họ vượt khó để đến thành công? Rõ ràng đó là nhờ ở ý chí.
Thật vậy, phần lớn các bậc tài năng “ do chính bản thân mình” đều có một ý chí kiên cường, một khát vọng mãnh liệt tự khẳng định mình. Họ là những con người ngoan cường chiến đấu với bệnh tật, với những khiếm khuyết về tinh thần và thể lực để rồi tự sáng tạo ra mình. Và trong các công trình của họ chúng thấy nổi bật dấu ấn của những cố gắng phi thường. Chính sức mạnh nội tâm và lòng nghiêm khắc đòi hỏi mình, khát khao rèn luyện đã đưa họ đến thành công và cho phép chúng ta xếp họ vào hàng những bậc thiên tài. Chính họ, thiên tài theo kiểu Abert Einstein, một con người được xem là “ngọn tháp của vật lý học hiện đại”, vậy mà có lần đã từng nói:
“ Tôi chẳng có tài cán gì cả, ngòai tính bền bỉ của con trâu và lòng ham hiều biết vô bờ”
2. Cái chết bị chặn lùi.
Ý chí được khơi nguồn và tiếp sức bởi những động cơ xã hội vĩ đại, nhiều khi đưa đến những sức mạnh bí hiểm, diệu kỳ.
Trong sách sử nước Ý cũng có ghi, trong lúc mưu sát Poocxena quốc vương Ehtrut , kẻ bao vây thành La Mã vào năm 508 trước công nguyên, một thanh niên La Mã tên là Muxiut đã bị bắt. Tên vua này nổ trận lôi đình đã ra lệnh đốt lửa tra khảo chành thanh niên dũng cảm ấy và xem coi kẻ đồng mưu là ai. Muxiut ngang nhiên đi đến bên đống lửa và thản nhiên đưa tay vào trong ngọn lửa. Và Muxiut cứ thế đối đáp với tên bạo chúa cho tới lúc cánh tay cháy thành than. Kinh hãi trước hành vi của chàng thanh niên La Mã tỏ rõ sức mạnh ý chí của dân tộc mình, quốc vương Poocxena ra lệnh tha chàng thanh niên và lui binh. Hình tượng MuXiut, được gọi theo biệt danh Secvolus (người thuận tay trái) đã đi vào sử sách của nhân lọai như là một tấm gương ý chí đã chiến thắng hết thảy.
Chúng ta không biết Muxiut đã vượt qua đau đớn hay không cảm thấy đau, nhưng xét về phương diện sinh lý học trường hợp anh không cảm thấy đau, không phải là khôtng thể xảy ra. Bởi vì lúc ấy, vùng hệ thống tín hiệu thứ hai, có liên quan ý nghĩ về tổ quốc vĩ đại được cao thành tiếng, mạnh đến mức độ theo qui luật cảm ứng âm, đã át hẳn ức chế vùng gây ra đau đớn.
Chẳng ai mà không biết Vantor Scott đã đọc cho viết các tác phẩm của mình trong lúc nhà văn đang bị bệnh tật hành hạ vô cùng đau đớn. Ông đã dùng sự nổ lực ý chí buộc mình làm việc. Say sưa với những đoạn đối thoai sinh động, ông đã vùng ra khỏi giường và chạy quanh phòng, hòan toàn nhập vào vai các nhân vật của mình, quên hết đau đớn. Hầu như qúa nửa tác phẩm “Vị hôn thê ở Lamecmour” toàn bộ tác phẩm “Truyện cổ tích miền Montrozier” và gần như toàn bộ tác phẩm “ Aivanho” nổi tiếng đã viết trong tình trạng như thế.
Về nội dung tình cảm tuy có khác, song về cơ chế động lực thần kinh thì trường hợp nầy hoàn toan giống trường hợp trên: vùng hưng phấn mạnh trong vỏ não chẳng những giúp ta vượt qua được đau đớn, mà còn làm cho ta không cảm thấy đau đớn nữa.
Đã có trường hợp một máy bay hạ cánh không bình thường: sau khi đụng vào mặt đất, chiếc máy bay đó lao chồm lên, cắm phập một cánh xuống đất, đứng dừng lại và tắt máy. Mọi người lao đến sững sờ: anh phi công máu me đầm đìa vẫn còn nắm chặt tay lái. Chân anh đạp cứng trên phanh hãm. Trên nét mặt anh còn lộ rõ sự căng thẳng tột độ, sự chú ý và sự nỗ lực phi thường. Hai mươi phút sau, lúc đưa vào phòng cấp cứu, anh phi công tỉnh lại. Sắc mặt không hề thay đổi, anh nói qua hai hàm răng cắn chặt:
- Nhiệm vụ đã hoàn thành….Đồng đội thế nào ? Máy bay có sao không? Và anh lại bất tỉnh. - Khỏang nửa giờ nữa trôi qua , anh lại tỉnh lại và lại hỏi y hệt như lần trước : - Khi biết máy bay an toàn và đồng đội không sao cả, anh hài lòng nói: - Thế là mừng! Anh bắt đầu cảm thấy đau nhói kêu rên và giãy giụa.
Bị thương nặng anh cố lái máy bay về sân bay, nỗi lo về đồng đội và máy bay mạnh đến mức độ trung tâm hưng phấn gắn liền với nỗi lo lắng đó trong vỏ não đã ức chế sự đau đớn, không để anh ngất lịm đi trong không trung. Trung tâm hưng phấn đó mạnh đến nỗi lúc đã đưa đến phòng cấp cứu, sau hai lần ngất đi, nó vẫn không bị dập tắt. Chỉ những lời nói làm anh an tâm mới có thể dập tắt được trung tâm đó. Thành thử, sau đấy trung tâm này khử ức chế chỗ những vùng trước kia đã bị ức chế và anh phi công cảm thấy đau nhức và giãy giụa vì vết thương quá nặng.
Dây không phải trường hợp duy nhất chứng tỏ sức mạnh ý chí đã giúp cho con người chống đỡ không bị ngất và chặn lùi được cái chết. Đã có trường hợp một phi công “ hãm” được cái chết, kịp cho máy bay hạ cánh an toàn. Và khi phi cơ vừa hạ cánh thì phi công cũng chết ngay tức khắc .
Vào năm 490 trước công nguyên một chiến sĩ Hy Lạp sau khi chạy một mạch 42 km từ làng Marathon đến thủ đô Athènes để báo tin đại thắng của quân Hy Lạp đánh tan 10 vạn quân của Ba Tư, đã gục xuống chết ngay. Để ghi nhớ chiến công xúc động đó, đại hội thế vận lần thứ nhất tại Athènes đã tổ chức cuộc thi chạy đường trường lấy tên Marathon . Chặng đường chạy dài 42,195 km xuất phát từ làng Marathon và về tới đích ở thành Athènes.
Trong một trận thắng, một liên lạc viên ngoắc ngoải trên lưng ngựa đến trao cho Napoleon một bức thư : - Người bị thương? – Napoleon hỏi. - Không tôi đã bị giết! – Trả lời xong anh rơi xuống ngựa chết ngay.
“Đường đi không khó gì ngăn sông cách núi, Mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học) “Người không chí như thuyền không lái, như ngựa không cương trôi dạt lông bông không ra thế nào cả.” (Vương Dương Minh)
Theo
một số tự điển thông dụng Việt- Anh, từ ngữ “Will” chỉ về ý chí của con người
có thể tương đối chính xác nhất. Vì bên cạnh từ “will” cũng có những từ khác
nữa như
Như vậy nói đến ý chí là nói đến năng lực điều khiển, hành vi của mình, năng lực khắc phục những khó khăn, trên đường đi tới mục đích. Trong điều khiển học, ý chí định nghĩa như một khái niệm trò chơi. Nó phản ảnh tình huống của cuộc đấu tranh sống còn. Không có đấu tranh, không có sự chống trả trong bản thân mỗi con người thì cũng không cần thiết tới sự nỗ lực và ý chí.
Phi công Nguyễn Quý An, với ý chí sắt đá (Will of Iron) đã không sợ gian nguy, quyết cứu sống những người bạn đồng minh lâm nạn, mặc dù mình đã bị thương.
Thương phế Binh TQL, lính nhảy dù của Quân Lực Cộng Hòa, trong trận đánh với địch quân ở Tân Cảnh đã bị thương gãy cột sống, chùm dây thần kinh nối liền với bộ óc, bị đứt hai chân liệt không còn đi lại được. Nhưng với tâm niệm “còn sống là còn làm việc”, anh đã tự học Anh Văn với một nghị lực phi thường. Biết bao khó khăn chồng chất, nhưng anh không nãn : nhờ làm một cái giá để sách và giấy, nằm ngữa trên giường mà viết từng chữ, vừa dịch vừa học. Cuối cùng, chỉ trong 3 năm trời, TQL đã dịch và được in trên hai ngàn trang sách. Anh thường bảo: “Mỗi người không có quyền lùi bước, bỏ dỡ việc thực hiện mục đích của mình…”
Ý chí bao giờ cũng là ý chí chí của con người cụ thể và luôn biểu hiện qua hành động. Khi nói đến ý chí, tất yếu là phải nói đến hành động. Hành động này, gọi là hành động ý chí. Một hành động ý chí, cho dù có muôn hình đến đâu chăng nữa, bao giờ cũng phải có xác định mục đích, đấu tranh, động cơ quyết định, lựa chọn phương thức hành động và thực hiện quyết định. Trước khi làm việc gì con người thường tự hỏi: “Làm việc này để làm gì?”, tức là người đó đã xác định mục đích hành động Nhưng mục đích cần có sự thiết thực. Bởi chúng ta không phải là những kẻ cuồng tín, tự hủy tâm hồn và cơ thể mình vì những mục đích viễn vông rỗng tuếch. Trong khoa học và trong đời sống xã hội, chính những mục đích cao đẹp, đầy nhân ái đã thúc đẩy con người khắc phục những trở ngại trên đường thực hiện mục đích và kiên trì đấu tranh cho mục đích ấy. Song trong cùng một lúc, con người thường có nhiều mục đích khác nhau, thậm chí trái ngược. Vậy phải chọn lựa, khi chọn lựa cần phải tranh đấu với bản thân. Giai đọan này, gọi là hành động “đấu tranh động cơ” vàø thời kỳ này được xem là quan trọng nhất trong phương hướng tâm lý. Câu nói độc bạch của Hamlet sau này đã trở thành châm ngôn của tranh đấu bản thân giữa hai thái cực khác nhau. “ Sống hay chết- vấn đề là ở đấy, Cứ sống sau chịu tủi nhục phận hèn, Hay cần phải xông lên phản kháng, Khởi nghĩa, vũ trang, chiến thắng. Hoặc tiêu vong?”
Mục đích có giá trị tương đương bao nhiêu, thì càng khó chọn bấy nhiêu. Chẳng hạn, khi giải quyết vấn đề chọn nghề: thế giới nghề nghiệp “bao la” mà nghề nào cũng có cái hay cái đẹp, nhưng ta chỉ được quyền chọn một. Nên trong trường hợp này, mục đích nào phù họp với bản thân thì nên giữ lại, tức là ta đã quyết định. Một Học giả Tiệp nói: “Anh hùng là người trong giây phút, quyết định đã làm những điều cần làm vì lợi ích của xã hội loài người”.
Khi đã có quyết định đúng đắn, chúng ta nghĩ ngay đến phương thức hành động. Có những hành động đơn giản chúng ta không cần phải suy nghĩ, ngược lại có những hành động phức tạp, buộc chúng ta phải có phương thức hành động.
Lúc 14 tuổi Viện sĩ Smith Author đã vạch cho mình một kế hoạch chi tiết.Trong kế họach đó, ông ghi rõ cần đọc những cuốn sách gì, cần nắm những bộ môn khoa học nào, giải quyết những vấn đề gì, và phát triển thể lực ra sao. Nhưng khi tính lại, ông phát hiện ra cần 900 năm mới thực hiện nổi. Smith “ gò” chương trình một cách khó nhọc còn lại 500 năm, “ gò” lần nữa còn 150 năm. Và ông dừng lại ở đó. Suốt cả cuộc đời 64 tuổi hiến mình cho khoa học, nhà bác học đã thực hiện được hầu như xong cả chương trình 150 năm “ vượt kế họach” gần như gấp 3 lần.
Kế họach đã đưa ra, thì chúng ta cần nên thực hiện quyết định. Thực hiện quyết định là phải do hành động. Và kết thúc quá trình hành động con người biến nguyện vọng thành hiện thực. Có điều trong quá trình hành động, ít nhiều con người đều gặp khó khăn. Thái độ của con người trước khó khăn biểu hiện mức độ nỗ lực ý chí của người ấy. Khó khăn càng nhiều, càng khắc phục được, thì nỗ lực ý chí càng cao. Sự vĩ đại và uy lực con người chính là ở chỗ biết huy động toàn bộ sức mạnh, thể chất, tinh thần và xúc cảm vượt hết trở ngại này đến trở ngại khác một cách liên tục và có mục đích. Vào những giây phút động viên sức lực tối đa ấy, con người thường đạt những đỉnh cao của khả năng sáng tạo: nguồn gốc của mọi hạnh phúc và niềm vui. Không phải lịch sử nói với chúng ta rằng cuộc đời tuyệt đại đa số các vĩ nhân thường phải tiến hành đấu tranh đến cao độ, phải khắc phục vô vàn những trở ngại trên đường bằng cách huy động toàn bộ sức mạnh của mình!
Ý chí không phải là một cái gì do trời phú, mà nó được hình thành trong cuộc sống, ngay từ nhỏ, trong quá trình học tập, giáo dục và họat động. Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng: “Ừ ý chí quan trọng thật, vậy hãy để rèn luyện ý chí xong xuôi đã rồi mới bắt tay vào hành động”. Nên nhớ kỹ một điều then chốt: ý chí hình thành phát triển chính trong họat động. Chỉ thông qua những việc hằng ngày, khắc phục những khó khăn, con người mới có cơ rèn luyện và thử thách thiết thực ý chí của mình.
Chúng ta cần phải trở thành đạo diễn cuộc đời mình. Chúng ta cần phải can đảm, và chỉ có can đảm mới làm nổi việc này. Thalet đã dạy: “Điều khó nhất là hiểu chính bản thân mình”. Chúng ta nhất thiết phải nghiên cứu tỉ mỉ, phải thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình để sữa chữa và hoàn thiện “cái tôi” của mình cho có hiệu quả tối đa. Một triết gia Tây phương viết: “Mỗi con người là cả một thế giới”. Ở đây chúng ta không được phép chơi ú tim với bản thân mình, mà phải sớm đi tìm một chí hướng và mục đích cuộc đời.
Muốn cho mục đích hợp với ý nghĩa thực tiễn, mục đích cần phải hợp với sức, hợp với khả năng của mình và có thể thực hiện được. Những mục đích quá cao siêu, quá hay, không thực hiện được sẽ làm nhục chí con người. Cho nên niềm tin cũng là một yếu tố quan trọng, hiểu được nguyên lý đúng đắn của mục đích, và kiên quyết khép mình vào kỷ luật, buộc mìnhn tiếp tục công việc đến nơi đến chốn. Ngược lại không có niềm tin, con người dễ sinh ra dao động, hòai nghi và lùi bước trước những khó khăn. Nhà trí giả Nga viết: “Trong con người những phản xạ cấp thấp, chẳng hạn như phản xạ ăn, còn có phản xạ cấp cao - khát vọng khắc phục khó khăn. Cần phải phát triển có ý thức, có hệ thống loại phản xạ đó trong bản thân mình”. Thí dụ: Đặt ra kế họach tập thể dục mỗi buổi sáng từ A giờ đến B giờ, chúng ta cần phải tìm mọi cách phấn đấu để thực hiện được. Làm được như vậy, điều đó chứng tỏ cho ta lòng tin vào khả năng khắc phục bản thân.
Để hành động có hiệu quả, ngoài việc ý thức được mục đích hành động, còn phải có lòng mong muốn đạt đến mục đích. Mục đích càng lớn, càng có nhiều khó khăn trở ngại, thì lòng mong muốn đó càng cần phải bền vững. Trong sinh họat thường ngày, trong vô số những điều vụn vặt của hành vi, chúng ta thường ít nghĩ đến cái “muốn” đó. Chúng ta thường không nhớ muốn cũng có nghĩ là có thể. Không phải ngẫu nhiên mà người ta bảo: muốn làm được nhiều hơn người có thể làm được. Muốn và Làm phải hòa quyện thành một. Có điều ở một số người, cái “muốn” này nhiều khi không đủ mạnh, ở họ thiếu hẳn một động cơ mãnh liệt đủ để “bật” bộ máy ý chí của mình. Gặp những trường hợp như thế, tốt nhất nên mở rộng phạm vi hứng thú. Hứng thú sẽ nảy sinh mục đích và khát vọng mục đích. Khát vọng này, đến lượt mình, tự nó cầu viện đến ý chí và buộc ý chí phải làm việc.
Lời nói cũng hỗ trợ nhiều cho nỗ lực ý chí. Sự cổ vũ chân tình của bè bạn, lời khích lệ nhiệt thành của cha mẹ và thầy giáo, những câu châm ngôn nổi tiếng của các vĩ nhân, những lời hay ý đẹp trong sách báo, là nguồn kích thích mạnh mẽ đối với hành động ý chí. Thậm chí, nhiều khi những lời thầm hứa của chính bản thân cũng giúp ta thêm sức mạnh. Chúng ta phải học cách tự mình ra lệnh cho mình, tự buộc mình phải tập trung tư tưởngvà sức lực, kiên trì theo đuổi mục đích của mình. Có như vậy mới có thể nói được tacó khả năng điều khiển cái “muốn” của mình.
Tóm lại muốn làm chủ bản thân, cần phải biết tự xem xét bản thân, biết điều chỉnh hành động cho phù họp với kế họach đã định và điều chủ yếu là vượt khó khăn trở ngại bên trong và bên ngoài đường đi tới mục đích.
Khoa học hiện đại đã dành cho con người cái quyền vận dụng cả một kho phương tiện và phương pháp để tự phân tích mình. Nhưng muốn sử dụng cái kho ấyphải do chính bản thân con người, vkì lẽ không ai dù là bác sĩ, nhà tâm lý, hay bất cứ kỹ sư tâm hồn nào, có thể thâm nhập vào những ngõ ngách sâu kín của cái “tôi” trong nhiều năm liên tục, để quan sát và nghiên cứu cái “tôi” thần bí đó. Bởi chưng không ai hiểu mình bằng chính bản thân mình.
Sách tham khảo: *- Cổ Học Tinh Hoa (Quyển II) Nguyễn Văn Ngọc & Trần Lê Nhàn *- Science Of The World & Technical) Vietnamese -English & English Vietnamese Dictionary Nguyễn Văn Khôn ( nhà xuất bản Khai Trí) *- Danh Nhân Thế Giới ( Thư Quán Việt Nam)
|