Ngày của cha (Bách khoa toàn thư Wikipedia)
Ngày Của Cha là một lễ được dùng để tôn vinh những người làm cha, tôn vinh cương vị làm cha, mối quan hệ với người cha và ảnh hưởng của người cha trong xã hội. Ngày này được ăn mừng vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 tại nhiều quốc gia và có thể rơi vào những ngày khác ở một số nơi. Ngày này bổ sung cho Ngày của Mẹ - lễ tôn vinh các bà mẹ. Lịch sử Ngày Của Cha được ăn mừng phổ biến từ những năm đầu thế kỷ 20 để bổ sung cho Ngày của Mẹ trong những ngày lễ tôn vinh những bậc làm cha mẹ. Ngày của Cha được cử hành vào nhiều ngày khác nhau trên toàn thế giới và thường liên quan đến việc tặng quà, bữa ăn tối đặc biệt cho cha, mẹ, và các hoạt động mang tính gia đình. Nhưng việc ăn mừng Ngày của Cha sớm nhất được biết đến đã diễn ra ở Fairmont, Tây Virginia vào ngày 5 tháng 7 năm 1908. Sự kiện được bà Grace Golden Clayton tổ chức, với mong muốn vinh danh cuộc đời của 210 người cha bị mất vài tháng trước trong Thảm họa Monongah Mining ở Monongah, Tây Virginia, vào ngày 06 tháng 12 năm 1907. Có thể Clayton chịu ảnh hưởng bởi việc ăn mừng Ngày của Mẹ lần đầu tiên trong năm đó, và chỉ cách đó một vài dặm. Clayton đã chọn ngày Chủ nhật gần nhất so với ngày sinh của người cha vừa mới qua đời của bà. Tuy nhiên, sự kiện đó bị lu mờ bởi các sự kiện khác trong thành phố. Tiểu bang Tây Virginia không chính thức công nhận ngày lễ này, và nó không được tổ chức trở lại. Tất cả công lao trong việc giúp Ngày của Cha ra đời về sau lại được ghi nhận cho Sonora Dodd người Spokane, đã tổ chức Ngày của Cha một cách độc lập vào 2 năm sau đó. Sự kiện của bà cũng chịu ảnh hưởng từ Ngày của Mẹ. Lễ kỷ niệm của bà Clayton đã bị lãng quên cho đến năm 1972, khi một trong những người tham dự để buổi lễ do bà tổ chức nhìn thấy Tổng thống Mỹ Richard Nixon công bố Ngày của Cha, và làm việc để phục hồi di sản của nó. Ngày lễ này hiện được tổ chức hàng năm nhà thờ Tin Lành Giám Lý Williams Memorial Methodist Episcopal Church. Fairmont nay được đề cử là "Quê hương Ngày của Cha đầu tiên". Một dự luật công nhận Ngày của Cha là ngày lễ quốc gia được đưa lên Quốc hội Mỹ vào năm 1913. Năm 1916, Tổng thống Woodrow Wilson đến Spokane để nói chuyện trong lễ kỷ niệm Ngày của Cha và muốn công nhận nó chính thức, nhưng Quốc hội phản đối, vì sợ rằng nó sẽ bị thương mại hóa. Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đề nghị vào năm 1924 rằng nên đưa Ngày của Cha vào diện ngày được quan sát bởi quốc gia, nhưng chưa phát hành một công bố quốc gia. Năm 1957, Thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith viết một kiến nghị buộc tội Quốc hội đã bỏ phớt lờ Ngày của Cha suốt 40 năm, trong khi tôn vinh các bà mẹ, do đó "chỉ tôn vinh 1 trong 2 phụ huynh của chúng ta". Năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã đưa ra lời loan báo tổng thống đầu tiên tôn vinh những người cha, và chỉ định dành ngày Chủ nhật thứ ba trong tháng 6 làm Ngày của Cha. Sáu năm sau, ngày này đã được chính thức trở thành ngày nghỉ lễ trên toàn quốc ở Mỹ sau khi Tổng thống Richard Nixon ký nó thành luật vào năm 1972. Ngoài Ngày của Cha, còn có Ngày Quốc tế Đàn ông được tổ chức tại nhiều quốc gia vào ngày 19 tháng 11 để dành cho những người đàn ông con trai không phải là cha. Ngày của Cha ở các quốc gia Những nơi có ăn mừng Ngày của Cha là: thế giới Arab, Argentina, Úc, Brazil, Canada, Costa Rica, Đan Mạch, Đức, Hồng Kông, Ireland, Pakistan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Seychelles, Nepal, New Zealand, Philippines, Romania, Singapore, Tây Ban Nha, Đài Loan, Vương quốc Anh, Mỹ... Ngoài ra, Ngày của Cha còn được nhắc đến trong văn hóa Thiên Chúa giáo, với việc ăn mừng chung với ngày lễ Thánh Giuse.
Tại Thái Lan, Ngày của Cha được thiết lập như ngày sinh nhật của nhà vua. ngày 05 tháng 12 là ngày sinh của vua hiện tại, Bhumibol Adulyadej (Rama IX). Theo truyền thống, người Thái ăn mừng bằng cách cho cha hay ông nội của họ một hoa Canna (ดอก พุทธรักษา), được coi là một bông hoa nam tính, tuy nhiên, đây không phải là điều thường được thực hiện ngày hôm nay. Người Thái sẽ mặc màu vàng vào ngày này để tôn trọng nhà vua, bởi vì màu vàng là màu của ngày Thứ Hai, ngày vua Bhumibol Adulyadej ra đời. Năm 2007, vua Bhumibol Adulyadej được nhìn thấy rời khỏi bệnh viện trong trang phục một áo em bé màu hồng (?). Vì vậy, ngày nay người Thái mặc màu hồng thay vì màu vàng. Ở Việt Nam chưa có điều kiện để tổ chức ngày này. Có một vài nước tổ chức lễ hội này như Hoa Kỳ, Thái Lan, Malaysia... Không chỉ ở nước ngoài mà trong nước ta cũng có một vài gia đình tổ chức ngày này để tôn vinh các ông bố
|