Thái Thượng Đạo Tổ (Thái Thượng Lão Quân)




1-Theo Sử ký Tư Mã Thiên

Lão Tử là người nước Sở, huyện Khổ, làng Lệ, xóm Khắc Nhân, tỉnh Hà Nam bây giờ (Trung Hoa). Ngài họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Đương, thụy là Đam.

Đời sống và cái chết của Ngài không được ghi lại rõ ràng, hầu như huyền thoại. Có sách ghi rằng, thân mẫu Ngài là trinh nữ, một hôm ra vườn thưởng ngoạn, thấy trên cây có trái Lý xinh đẹp, bèn hái ăn và sau đó thọ thai Ngài kéo dài đến 80 năm từ thuở vua Bàn Canh (1401-1388 trước Thiên Chúa) cho đến Vua Võ Định (1324-1269 TTC).Sách có ghi câu: “ Lão Tổ Đạo Quân hoài dựng bát thập niên nhi thị đản’’.Khi Ngài được hạ sanh thì tóc Ngài đã bạc phơ và Ngài đã thành người có đầy đủ trí thức, thâm trầm và sâu sắc.

Khi lớn lên,Ngài làm quan, giữ tàng thất nhà Châu. Sau thấy nhà Châu suy, Ngài bỏ đi về hướng Tây Tạng. Khi Ngài đến Hán Khẩu,có quan ải là Doãn Hỹ ra tiếp rước mà nói rằng: Ngài toan đi ẩn xin gượng vì tôi để lại bộ sách lưu niệm về thuyết sống và cuộc đời Ngài.

Ngài ở lại,soạn ra bộ sách Đạo Đức Kinh ,ý nói về đạo đức,chia làm hai thiên, 81 chương, gồm 5000 lời, rồi bỏ đó mà đi, không biết chung cuộc đời Ngài như thế nào

2-Theo Đại Thừa Chơn Giáo

Đức Thái Thượng có giáng cơ cho biết Ngài giáng sanh nhằm nhà Thương qua bài thi sau đây:

Lý đào mần tược Long Vân, Lão luyện đơn thành nhị xác thân. Tử phủ ngồi tu lo nấu thuốc , Giáng sanh Thương đời Vỏ Định Quân.

3-Theo Kinh Thiên Đạo

Sau đây xin trích dẫn một đoạn kinh Tiên Giáo nói về tiểu sử của Đức Ngài như sau:

‘’Tiên Thiên khí hóa,
Thái Thượng Đạo Quân, . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .
Nhị ngoạt thập ngủ,
Phân tánh giáng sanh
Nhứt thân ức vạn,
Diệu huyền thần biến’’ . . . . .

Sau khi Hư Vô Chi Khí hoá sanh Đức Chí Tôn thì khí Hư Vô biến thành khí Tiên Thiên. Chính khí Tiên Thiên nầy hoá sanh ra Đức Thái Thượng Đạo Quân. (1) Đức Thái Thượng Đạo quân là vị Tiên đầu tiên trong càn khôn vũ trụ, làm chủ Tiên đạo và làm đầu các vị Tiên.

Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh, Đức Thái Thượng Đạo quân hiện xuống cõi trần rất nhiều lần:

• Vào thời Thái Cổ: -Đời vua Thiên Hoàng Thị, Ngài là Bàn Cổ. -Đời vua Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiền Sư. -Đời vua Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.

• Vào thời Thượng cổ: -Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.
-Đời vua Thần Nông , Ngài là Xích Tòng Tử.
-Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.

Đức Thái Thượng Đạo Quân, do khí Tiên Thiên hóa sanh, nên Ngài có pháp lực vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần để giáo hóa nhơn sanh, khi trở về cõi Thượng Thiên, nhưng không đầu thai xuống trần.

Mãi đến đời nhà Thương bên Tàu,Ngài mới đầu thai xuống trần và việc đầu thai của Ngài cũng rất kỳ diệu.

Đời vua Bàn Canh nhà Thương (1401 trước Tây Lịch) có một nàng con gái gọi là Ngọc Nữ, mới vừa 8 tuổi (theo sách Đông Du Bát Tiên) , con của một gia đình đạo đức, ra chơi sau vườn, thấy cây Lý có một trái to chin đỏ, cô liền hái ăn. Aên xong, cô cảm thấy mỏi mệt và có thai. Người cha thấy sự lạ,bèn toán quẻ âm dương, biết là có một vị Đại Tiên giáng sanh, nên không phiền hà gì cả và nuôi con gái rất kỹ. Nhưng nàng chịu mang thai như vậy cho đến gìa. Đến năm nàng được 80 tuổi, trở thành bà già, tức là nàng đã mang thai ngót 72 năm, lúc đó là đời vua Võ Định (1324 trước Tây Lịch) nhà Thương, nàng Ngọc Nữ thấy trăng tỏ, bèn đi dạo sau vườn. Khi đi ngang qua cây Lý năm xưa thì đứa con từ trong bụng theo nách mẹ nhảy ra ngoài. Nàng Ngọc nữ kinh hãi, coi lại thấy nách mình liền lạïi như thường không đau đớn gì cả.

Đứa con đã ở trong bụng mẹ 72 năm nên đầu đã bạc trắng, do đó mới gọi là Lão Tử (con già). Lúc đó là giờ Sửu, ngày rằm tháng hai năm Canh Thìn, đời vua Vỏ Định. Lão Tử chỉ cây Lý bảo rằng đó là họ của Ngài, lại xưng hiệu là Lão Đam,tự là Bá Đương, lại mỗi tai có 3 lỗ ở bên trong nên gọi là Lý Nhĩ.

Cội Lý, nơi giáng sinh của Lão Tử, ở tại xóm Khúc Nhơn, làng Lại, huyện Khổ, nước Sở. Ngài có miệng rộng, răng thưa, thiên đình cao, râu tốt, mắt vắn, sóng mũi cao như chẻ hai, trên trán co ùchỉ như 3 chữ Tam Thiên.

II- Giáo Lý của Đức Thái Thượng Đạo Tổ:
Giáo lý của Đức Thái Thượng Đạo Tổ thật là cao sâu, siêu việt, huyền bí hư vô ,trông không rõ, biết không thấu, không thể luận bàn rốt ráo bằng văn từ. Chỉ có những bậc tu hành đắc quả mới có thể thấu đáo phần nào cái Chân Lý mà Ngài đã vén màn vô vi bí mật.

A-Đạo Lý :
Đạo lý của Đức Thái Thượng Đạo Tổ có thể nói nằm trong hai quyển Đạo Đức Kinh và Vô Vi Thanh Tịnh Kinh.

B-Xử Thế:
Đức Lão Tử chủ trương:

1-Vị tha:
-Không sống riêng cho mình.
‘’Công thành phất cư, phủ duy phất cư, thị dĩ bất khứ ‘’ nghĩa là tạo mà không chiếm đoạt, làm mà không cậy công, thành công mà không ở lại.
-Để thân sau và thân ra ngoài.
Bất tranh ‘’Phú di bất tranh,cố vô vưu ‘’ , vô tranh nên thành hữu tranh.
-Nhu thắng cang, nhược thắng cường.

2- Hạ mình
-Người hiền tánh như nước’’Thượng thiện nhược thủy’’ ‘’Thuỷ thiện lợi vạn vật,nhi bất tranh’’.

3- Đạo nhi trị:
-Không nói mà dùng Đạo nhi trị ‘’Vô vi nhi tri,hành bất ngôn chi giáo ‘’ hoặc ‘’Bất ngôn chi vị Đạo’’,’’Vô vi nhi vô bất vi’’.

C- Công nghiệp.
Đức Lão-Tử đã đề lại các Bửu Kinh sau đây:
-Đạo Đức Kinh: Ngoài giáo-lý cao siêu,Ngài còn đưa a giải-pháp an bang tế thế,mưu cầu thái bình cho dân sanh.
-Kinh Cảm Ứng.
-Kinh Thanh Tịnh: Đức Lão-Tổ dạy :’’Thường dẹp dục vọng, tịnh tâm, lóng lòng, tâm tin Thần,Thánh.’’
-Kinh Huỳnh Đình : Tuyệt đối hư vô, luyện Tinh Khí Thần.

D- Giáo-Lý:

1-Về sự lý của Đạo: Ngài đề cập đến Tam Bửu, Ngủ Hành.

2-Về phương diện tu thân: Ngài chủ trương Tam Thanh, Ngủ khí triều nguơn.

3-Về xử thế: Ngài chủ trương:
-Hạ mình: Người thượng thiên tánh như nước và thường giữ mình thấp kém.
-‘’Phú qúi nhi kiêu,tự di kỳ cửu’’ (Sang mà kiêu, tự dời họa ươn) Đức mà cao dường như trủng thấp, đức dồi dào dường như không đủ.
-Quân bình: Chủ trương không cho cái gì thái quá hay bất cập.’’Khứ thậm,khứ xa,khứ thái’’ trừ khử cái gì thái quá,nậng đở cái gì bất cập ‘’Cao giả,hạ gỉa ức chi,hữu dư giả tồn chi, bất túc giả bổ chi’’(Chỗ cao thì ép xuống,chỗ thấp thì nâng lên,chỗ đủ thì bớt đi,không đủ thì bù vào.)
-Vô vi ‘’Đạo thường vô vi,nhi vô bất vi’’ (Đạo thường không làm, nhưng không gì là không làm.)
-Tự tri, tri nhơn: Đạo tổ chủ trương cách mạng bản thân ở nơi tâm trước.
-‘’Tri nhơn giả tri, tự tri giả minh, thắng nhơn giả hữu lực, tự thắng giả cường’’

4-Về mặt đạo đức:
Lão tử chủ trương lòng vị tha, hạ mình, từ, kiệm, nhu.
-Lòng vị tha: Lòng vị tha biến kẻ thù thành bạn,dĩ đức báo oán ‘’Thiện thắng địch gỉa bất dữ’’
-Thường khéo cứu người nên không có người bị bỏ. thường khéo cứu vật nên không có vật nào bị bỏ ‘’Thượøng thiện cứu nhơn, cô vô khí nhơn,thường thiện cứu vật , cô vô khí vật.’’
-Hạ mình.
Từ kiệm ‘’Từ’’ nên xem mọi người như mình, không riêng gì kẻ lành người dữ nên choi không bao giờ có kẻ thù. ‘’Kiệm’’ nên không xa xỉ, không kêu gợi long tham dục của người và làm nên đại sự. Kẻ có long từ, tức là người đại dũng, dám xem người thù như người bạn, dám tha thứ những điều gì mà người đời không tha thứ. Kiệm thì luôn luôn làm gì cũng mức độ nên long quảng đại quang minh. Kẻ xa xỉ là người ích kỷ ‘’Từ cố năng dũng, kiệm cố năng quang’’
-Nhu : Nhu thắng cang, nhược thắng cường.

5-Luyện kỷ tu thân: Đức Lão Tổ đạy luyện Đạo để đạt Thử Mễ Hườn châu.

6-Về chữ Tâm: Dạy tu Tâm luyện Tánh,tu Tánh luyện Mạng để đắc nhứt mà trở về với Đạo Tu Chơn Dưỡng Tánh (Khai Kinh Chú).

7-Về nhập thế: Đức Lão Tử chủ trương Tu, Tề, Trị , Bình tiến lên Chân, Thiện, Mỹ.

8-Về xuất thế: Tu Tánh luyện Mạng, luyện Tinh Khí Thần để Hườn Hư siêu thoát về Bồng Lai Tiên Cảnh hiệp nhứt với ngôi Tiên Thiên Chánh Nhứt.

E-Trích dẫn Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:

Sau đây xin trích dẫn một đoạn Thánh Ngôn của Đức Lão Tử dạy về sứ mạng và trách nhiệm của chức sắc đối với cơ nghiệp Đạo:

Đức Ngài hỏi các Chức Sắc Thiên Phong coi ai đã hiểu mình, biết trách nhiệm mình, biết thiên cơ của Đức Chí Tôn mà lo làm tròn trách nhiệm cứu độ nhơn sanh trong buổi đời mạc hạ nấy”
‘’Hiền hữu chỉ biết hành động của người mà chưa biết đến thiên cơ của Đức Chí Tôn. Có biết thạnh suy mà chưa biết đến công trình đào tạo thời thế, đặng dìu chúng sanh cho kịp buổi. Bần Đạo hỏi có ai đã mang sao đãi nguyệt, ăn mật nằm gai ,chịu muôn sự khổ hạnh cho nhơn sanh chưa? Cười . . Đối với bậc Hiền xưa chứa đặng muôn một. Xin nhớ để công tâm trí não vào chúng sanh. . . .Trách nhậm là trách nhậm, muốn làm thì dầu bao nhiêu cũng gọi là thiếu, dẩu ngày nào cũng gọi chẳng sớm, sớm là sớm nói cái tâm bất định mà thôi. Chí Tôn đã vì con cái ma øsửa chỉnh bước đường, thì hiền hữu há không vì sự yêu đương quí hóa ấy mà sửa đổi tâm trí cho quảng đại sao? . . . Ngày chung qui chỉ đem về Thầy một chữ TÂM và những công nghiệp đã gây thành cho sanh chúng.’’

Đó là SỨ MẠNG và TRÁCH-NHIỆM của mỗi người trong chúng ta ngày nay phải nhớ lấy và thực hiện cho kỳ được lời dạy quý báu của Đức Ngài.

KẾT LUẬN:

Đức Thái Thượng Đạo Tổ đã giáng sinh và xuất thế gian có một huyền thoại và câu chuyện lý tưởng của một Giáo Chủ Thiên Tôn. Ngài là một nhà Đại Cách Mạng về Tư Tưởng, Đạo Pháp và Chính Trị đương thời.

Ngày nay, Ngài là Một trong Tam Giáo Chủ (Nho, Thích, Đạo). Đại nghiêp của Ngài từ trước đến nay là Xiển Dương Tiên Giáo, cứu độ nhơn sanh, tu hành đắc Nhứt trở về với Đạo.

Nguyện Đức Thái Thượng Đạo Tổ ban ân lành cho chư hiền được dồi dào sức khỏe , trí huệ thông sáng, công quả viên mãn để đóng góp vào cơ Phổ Độ Chơn Truyền Đại Đạo nơi hải ngoại, hầu cho mọi người sớm hưởng hồng ân của Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ nầy. Hiền Tài Lê Văn Năm

Phần Phụ Thêm:

DỊCH THI KINH TIÊN GIÁO

Từ trước Trời Khí sanh Lão Tổ,
Thái Thượng Quân Đạo mở vô vi.
Thánh Thần bất khả lường tri,
Cao công không thể tư nghì ra sao.
Đạo vô vi ngôi sao Thái Cực,
Lúc ban đầu là bực siêu quân.
Đạo cao một khối tinh anh
Chơn Thánh linh diệu hóa thành Tam Thanh.
Đức hoán chuyển hư linh huyền diệu,
Pháp siêu quần trên Đạo Thánh Hiền
Ngày rằm nhị ngoạt phân thân,
Chơn tánh vô cực giáng trần thọ sanh.
Một thân biến hóa ức ngàn,
Diệu huyền thần biến vô vàn hóa sanh.
Làng từ khí Đông lân bay lại,
Truyền Đạo kinh quảng đại nhân quần.
Lưu sa Tây độ pháp huyền,
Hoá ra tôn tướng quảng truyền sấm kinh.
Sản Tất Viên ‘’Sóc Trang’’vốn một,
Dấu linh đơn là thuốc nhiệm mầu.
Khai Trời nhơn vật đứng đầu,
Đạo kinh hạo kiếp cao sâu để đời.
Càn khôn mở máy Trời rộng chuyển,
Nhựt Nguyệt tinh tỏ hiện sáng soi.
Bao la đạo pháp tuyệt vời,
Cửu hoàng tỷ tổ là Ngài trước tiên.
Đại Thiên giới ân hiền ca tụng,
Vĩnh kiếp sanh ngưỡng vọng huệ công.
(Đại) Thánh Thần Chí Cực Chí Tôn,
Tiên Thiên Chánh Nhứt Thiên Tôn Chưởng Quyền.

HT Lê Văn Năm.


Chú Thích:
(1) Trích Tự Điển Cao Đài của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng.



Lễ vía | Trang chủ