I- TRUNG
Đạo Trời Đất là cứ biến
hóa luôn luôn, mà trong sự biến hóa nào cũng có điều hòa, có bình hành, tức là có cái Trung vậy.
Trung bao giờ cũng hàm
cái ý Hoà, vì có Hòa mới Trung đuợc, mà đã Trung là tât có Hòa. Trung là cái thể
rất hoàn toàn của sự bình hành. Trời Đất và vạn vật có cái Trung mơí đứng đuợc
và có cái Hòa mới hóa duc đưọc. Cho nên nói rằng: “ Trung giã, giả, Thiên hạ
chi đại bản giã; hòa giã giả, thiên hạ chi đại Đạo giã. Trí trung hòa, Thiên địavị
yên, vạn vật dục yên”. Trung là cái gốc lớn của Thiên hạ, Hòa là cái đạt Đạo của
Thiên hạ. Cùng cực cả Trung và Hòa, thì Trời Đất định vị, vạn vật hóa dục
(Trung Dung).
Trung đã là cái gốc của
Trời Đât, thì người ta sinh ra tất là ai cũng bẩm thụ cái Trung để làm tính thường.
Thiên Thang Cáo trong Kinh Thư nói rằng: “Duy Hoàng Thượng Đế, giáng Trung vu hạ
dân, nhược hữu hằng tính.”. (Hoàng Thượng Đế giáng cái Trung xuống cho hạ dân,
dân có cái Trung ấy như có tính thường).
Trung có Thể và có Dụng.
Thể là một cái thái độ
ngay chính, lúc nào cũng không nghiêng, không lệch, mà lại có cái sáng suốt biết
rõ sự thực
Dụng là thi hành ra thì
việc gì cũng không thái quá, không bất cập.
Theo được Đạo Trung thật
là rất khó, học giả phải giữ cái Tâm của mình cho tinh thuần và chuyên nhất thì
mới có thể theo đúng được. Bởi vậỵ, cái học của Thánh Nhân đời cổ thụ cho nhau
chỉ cốt ở mấy điều là: “Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi; duy tinh, duy nhất,
doãn chấp quyết Trung”. (Cái Tâm của người thì nguy, cái Tâm của Đạo thì vi; phải
giữ cái Tâm của mình cho tinh thuần và chuyên nhất, thì mới giữ được cái
Trung). (Thư: Đại Vũ Mô).
Nhân tâm nghĩa là cái
phần sáng suốt riêng của người ta tuy là một phần Thiên lý, tức là một phần Đaọ
tâm nhưng thường hay bị vât dục làn bế tắc, hơi sai một ly là chếch lệch ngay,
cho nên mới nói là nguy.
Đạo tâm nghĩa là phần
sáng suốt trong vũ trụ, thuần nhiên là Thiên lý, song nó vô thanh vô khứu, ta
giữ được hay không là ở ta mà thội, chứ không thể làm cho tỏ rõ ra được, cho
nên mơí nói là vi. Ta biết cái tâm của ta là nguy, hễ sai một hào, một ly là mất
cái Trung rồi, cho nên ta phải lo sợ, phải cố hết sức mà giữ cho nó không chếch
lệch. Ta lại biết cái Đạo Tâm là vi cho nên ta phải duy tinh, duy nhất để biết
cho rõ cái Đạo Tâm thì rồi mới giữ được cái Trung.
Giữ Đạo Trung khó như
thế, vậy nên kẻ học giả phải cố gắng hết sức, lúc nào cũng giữ cái Tâm mình cho
công chính, đừng để cái tư duc làm bế tắc thì mới biết cái thuần túy của Thiên
lý. Biết cái Thiên lý thuần túy ấy rồi, tin mà theo thì mơiù chắp được Trung.
Khi đã theo cái Thiên lý thuần tuý tức là lấy Đạo tâm làm chủ, bắt nhân tâm phải
phục tòng mệnh lệnh, thì nguy hóa ra yên, vi hoá ra hiển, tự khắc làm điều gì
cũng đắc kỳ Trung, không thái quá, không bất cập.
Trung là cái yếu điểm của
Khổng Giáo. Hễ người ta giữ được cái
Trung thì sự hành vi, động tác của mình mới điều hòa và mới trúng tiết. Nhưng
phải biết rằng cái Trung của Nho giáo không bao giờ có cái định vị tuyệt đối, cứ
phải tùy cái địa vị, cái cảnh ngộ mà tìm cái Trung.
Xem như quẻ Kiền trong
Kinh Dịch có 6 hào dương cả, mỗi hào ở vào địa vị nào thì lại có một cái Trung
riêng, như hào sơ cửu là hào ở dưói cùng thì nói rằng: “Tiềm long vật dụng”(Rồng
còn đang chìm dưới nước thì không nên làm việc gì). Vậy ở hào nầy thì lấy chữ vật
dụng làm Trung. Hào trên là hào cửu nhị thì nói: “Hiện long tại điền, lơị kiến
đại nhân” (Rồng đã hiện lên trên mặt đât thì nên ra mà thi hành mọi việc). Vậy ở
hào nầy thì chữ kiến làm Trung. Lên trên nữa đến hào cửu tam, cửu tứ, cửu ngũ,
thượng cửu, mỗi hào tùy cái địa vị trong quẻ mà có cái trung riêng.
Vậy theo cái Trung là
theo Thiên Lý mà lưu hành, mà biến hoá cho được điều hòa. Bởi thế, Khồng Tử nói
rằng: “Quân tử thời Trung” (Nghĩa là người quân tử xử kỷ tiếp vật lúc nào cũng
phải tùy thời mà giữ cho vừa phải và chính đáng).
II- SINH.
Đạo Trời Đất theo cái
Trung mà biến hóa luôn, làm cho mỗi ngày một mới hơn, một tốt hơn, đó là cái Thịnh
đức của Trờiụ Đất: “Nhật tân chi vị thịnh Đức” (Dịch: Hệ từ Thượng). Sự biến
hóa ấy do một Âm, một Dương sinh sinh hóa hóa ra mãi, theo Đạo ấy mà đi là Thiện,
thành được Đạo ấy là Tính. Chỉ có kẻ nhân giả trông thấy cái Đạo ấy, cho nên gọi
là Trí, còn trăm họ thì tuy ngày ngày vẫn theo Đạo ấy mà vẫn mờ mịt không biết,
vì vậy cho nên cái Đạo của người quân tử ít có vậy: “Nhất Âm, nhất Dương chi vị
Đạo, kế chi giả thiện giã, thành chi giả tín giã, nhân giả kiến chi vị chi
nhân, trí giả kiến chi vị chi trí, bách tính nhật dụng nhi bất tri, cố quân tử
chi Đạo tiển hỹ”. (Dịch: Hệ từ Thượng)
Một Âm một Dương biến
hoá mà sinh ra vạn vật, mà Dịch là để biểu thị cái Đaọ ấy, cho nên mới nói rằng:
“Sinh sinh chi vị Dịch” (Sinh sinh ra mãi gọi là Dịch). (Hệ từ Thượng). Sự sinh
hóa của Trời Đất khởi đầu do Âm Dương cơ ngẫu. Phàm cái gì lẻ một là không sinh
được, phải có cái chẳn đôi để tương đối, tương điều hòa với nhau thì mới có sư
sinh sinh. Vạn vật sinh sinh đều do ở cái gốc tương đối ấy, Cơ là lẻ, ngẫu là chẵn. Một cái cơ lại phải tìm một cái
cơ khác để thành ra ngẫu thì mới sinh được. Trong số ba có một ngẫu và một cơ,
vây cơ là thừa. Cái cơ ấy đi gặp cái cơ khác thành ra ngẫu, lại điều hòa mà
sinh sinh. Thánh nhân muốn bày tỏ cái ý ấy ra, cho nên mới nói ở hào lục tam quẻ
Tốn rằng: “Tam nhân hành, tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành, tất đắc kỳ hữu”.
(Ba người đi, thì bỏ một người, một người đi thì gặp được bạn). Sự sinh hóa của
Trời đất chỉ có một cái lẽ Cơ ngẫu ấy mà thôi.
Văn đời cổ thường ít có
những trừu tượng danh từ cho nên hay dùng những cụ thể danh từ để nói những điều
cao siêu. Như câu nầy nói số người đi để tỏ cái lẽ Cơ ngẫu tương phân tương hợp
tự nhiên trong sự sinh hóa. Cái lý thuyết ấy chắc là do sự thực nghiệm mà suy
ra, nên chi Khổng Tử thích nghĩa hào lục tam ấy, nói rõ trong thiên Hệ Từ Hạ rằng:
“Thiên địa nhân huân, vạn vật hoá thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh”.
(Khí Trời Đất nghi ngút, trên dưới giao hợp, vạn vật bởi cái Khí tinh thuần ấy
mà hoá ra, rồi giống đực, giống cái giao cấu với nhau mà sinh mãi). Nghĩa chữ
Thuần là nói giống nào đã sinh ra là cứ tự nhiên theo giống ấy mà sinh mãi mãi.
Vậy vạn vật sỡ dĩ có là nhờ có sự sinh của Trời Đất. Cho nên nói rằng: “Thiên địa
chi đại đức viết sinh”. (Đức lớn của Trời Đất là sự sinh). (Hệ Từ Hạ).
Xem đó thì biết là cái
Đạo của Khổng Tử cốt lấy sự sinh làm trọng hơn cả. Ngài cho sự sinh của vạn vật
là theo lẽ tự nhiên. Ta có thể ngắm cảnh Tạo hóa trong vũ trụ, chỗ nào cũng thấy
đầy những sinh ý và xuân khí thì biết cái đức của Trời lớn rộng là dường naò!
Khổng Tử lấy bốn cái Đức của Trời: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh ở quẻ Kiền mà nói
rõ sự sinh thành của vạn vật. Ngài nói rằng: “Nguyên giả thiện chi trưởng giã,
Hanh giả gia chi hội giã, Lợi giả nghĩa chi hòa giã, Trinh giả sự chi cán
gia”õ. (Nguyên là đầu các điều thiện, Hanh là hội họp các cái tốt đẹp, Lợi là sự
hòa hợp với điều Nghĩa, Trinh là cái gốc của mọi sự). (Dịch: Văn Ngôn Truyện).
Cái đức Nguyên là cái
khởi đầu sự sinh vạn vật, cái đức Hanh là sự thông đạt của sự sinh vạn vật, cái
đức Lợi là sự thỏa thích của sự sinh vạn vât, cái đức Trinh là sự thành tưụ của
sự sinh vạn vật. Vâỵ Đạo Trời Đất là chủ ở sự sinh vạn vật mà sự sinh ấy là đầu
cả các điều Thiện.
Đó là cái quan niệm rất
trọng yếu của Khổng Giáo. Mà Khổng Giáo sỡ dĩ không giống các tôn giáo khác
cũng chỉ có cái quan niệm ấy mà thôi. Thường thì tôn giáo nào cũng cho sự sống
là một cảnh khổ cho nên cứ phải tìm cách giải thoát, như Phật giáo thì cầu lấy
sự “Bất sinh”, Lão giáo thì cầu lấy sự: “Vô vi tịch mịch”, không thích gì đến sự đời. Duy chỉ có Khổng
giáo là lấy lẽ sinh hoạt ở đời làm vui thú, hợp với lẽ Trời Đất. Khổng Giáo cho
sự sinh hoạt tự nó là cái mục đích của Tạo hóa, không cần phải hỏi rằng: Sinh
ra để làm gì, hay là chết thì đi đâu.
Lẽ Trời Đất chỉ có Âm
Dương biến hóa mà thôi, tinh khí tụ lại là Sinh, tan ra là Tử, cứ tự nhiên lưu
hành như thế mãi, vạn vật đều theo cả cái lệ ấy, không lẽ nào người ta lại ra
ngoài cái lệ ấy được.
Người là một phần trong
vạn vật, cho nên phải theo lẽ Trời mà biến hóa, nhưng chỉ có phần vật chất là
phải biến hóa mà thôi, còn phần tinh thần là của Trời phú cho, thì bao giờ cũng
có tư cách độc lập và cái năng lực tự do để cố gắng mà tiến lên cho đếùn chí
thiện, chí mỹ. Nếu ta biết dụng công phu mà sáng tạo ra những sự vật có tinh thần
mạnh mẽ, có khí lực linh hoạt, tức là ta theo Đạo Trời Đất mà sinh sinh. Thí dụ:
Nhà Triết học phát huy ra cái tư tưởng cao xa, nhà văn chương làm ra quyển sách
kiệt tác, nhà mỹ thuật chế ra pho tượng rất đẹp hay là nhà khoa học tìm ra cái
cơ khí rất diệu, đều là hợp với cái Đức Sinh của Trời Đất cả.
Vâỵ hơp với cái đức
Sinh là Thiện, trái với cái đức Sinh là Ác. Cái quan niệm về sự Thiện, sự Ác của
Khổng Giáo gốc ở sự Sinh.
Sự Sinh là phần rất linh hoạt trong Khổng Giaó.
Bởi có phần ấy cho nên những điều Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, mới có tinh thần, vì những
điều ấy chủ ở sự gây thành cái sinh thú của nhân loại. Nếu người ta sống ở đời
mà chỉ tùy tùng cái vật dục, để nó sai khiến, rồi chỉ cầu lấy tư tâm tư trí mà
bày việc ra để làm nhiểu loạn nhân tâm, thì thật là làm hại cái sinh cơ của tạo
hóa. Vậy nên cái tôn chỉ của Khổn g Giáo là theo Thiên Lý mà bồi bổ cho sự sinh
của Trời Đất. Sự bồi bổ đó gốc ở Đạo Nhân là cái cơ sở giáo hóa của Khổng Giáo.
III- NHÂN.
Theo cái lý thuyết đã
nói ở trên cho cái Đức lớn của Trời Đất là sự Sinh thi Đạo người là phải theo Đạo
Trời Đất mà bồi dưỡng sự Sinh. Đạo Trờiụ
có bốn Đức là: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh; Đạo Người bởi đó mà có bốn Đức là: Nhân,
Nghĩa, Lễ, Trí. Nguyên tức là Nhân đứng đầu các điều Thiện, Hanh tức là Lễ hội
họp các cái đẹp, Lợi tức là Nghĩa định rõ các phận cho điều hòa, Trinh tức là
Trí giữ vững cái chính để làm gốc mọi sự.
Bởi vậy, Khổng Tử nói rằng: “Quân tử thể Nhân túc dĩ trưởng Nhân, gia hội
túc dĩ hợp Lễ, Lợi vật túc dĩ hòa Nghĩa, Trinh cố túc dĩ cán sự”. (Quân tử lấy
Nhân làm thể, là đủ làm trưởng thành cho người, hợp các cái tốt đẹp là đủ làm
cho hợp Lễ, Lợi cho vạn vật là đủ làm hòa cái Nghĩa, biết cái Trinh chính mà cố
giữ là đủ làm gốc cho mọi sư). (Dịch: Văn Ngôn Truyện)
Vậy Nhân là đầu các điều
Thiện chủ bồi dưỡng sự Sinh của Trời Đất.
Chữ Nhân có chữ nhân và
chữ nhị hợp lại là một chữ hội ý, nghĩa là nói cái Thể và cái Đức chung của mọi
người, đều có với nhau như một. Bởi vậy hiểu rõ nghĩa chữ Nhân thì hiểu rõ cái
tôn chỉ nhất thể của Khổng Giáo.
Thế nào là Nhân?
Các đệ tử hỏi Khổng Tử
thì Ngài tùy học lực, tư cách của từng người mà trả lời với mỗi người một khác.
-Nhan Tử hỏi Nhân, Ngài
nói rằng: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân”. (Sửa mình trở lại theo Le ãlà Nhân). (Luận
ngữ: Nhan Uyên, XII). Theo Lễ là theo Thiên lý, bỏ hết tư dục.
-Phàn Trì hỏi Nhân,
Ngài nói rằng: “Ái Nhân” (Yêu người).
-Trọng Cung hỏi Nhân,
Ngài nói rằng: “Xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế, kỷ sở bất dục,
vật thi ư nhân”. (Ra cửa phải như tiếp khách lớn, trị dân phải như làm lễ tế lớn,
điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làm cho ai). (Luận Ngữ:
Nhan Uyên, XII)
-Tử Trương hỏi Nhân,
Ngài nói: “Năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hỹ. Viết cung, khoan, tín, mẫn
huệ. Cung tắc bất vũ, khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhiệm yên, mẫn tắc hữu
công, huệ tắc túc dĩ sử nhân”. (Có thể làm được năm điều ở trong Thiên hạ là
Nhân vậy. Là cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung thì không khinh nhờn, khoan thì
được lòng người, tín thì người ta tin câỵ được, mẫn thì có công, huệ thì đủ khiến
được người). (Luận ngữ: Vương Hóa, XVII).
Cứ theo ý nghĩa mấy câu
ấy thì Nhân là nói sự hành động của người ta phải hợp Thiên Lý chí công và bỏ hết
cái tư tâm, tư ý, khiến cho đối với người cũng như đối với mình, lúc nào cũng
kính cẩn và thân ái như một vậy.
Song đó mới là cái dụng
của Nhân mà thôi. Nhân còn có cái nghĩa khác rộng hơn nữa như Khổng Tử nói:
“Trí giả nhạo thuy (1) , nhân giả nhạo
sơn (2) , Trí giả động, Nhân giả tỉnh”. (Người Trí giả thích nước, người Nhân
giả thích núi, Trí giả động, nhân giả tĩnh) (Luận Ngữ: Ung Giã, VI).
Hay là: “Hồi giã, kỳ
tâm tam nguyện bất vi nhân, kỳ dư nhật nguyệt chí yên nhi dĩ”. (Nhan Hồi bụng
giữ được ba tháng không trái Đạo Nhân, còn người khác thì chỉ được một ngày một
tháng là cùng). (Luận Ngữ: Ung Giã VI).
Hay là: “Nhân viễn hồ
tai, ngã dục nhân, tư nhân chí hỹ”. (Nhân có xa đâu, ta muốn Nhân thì Nhân đến
vậy). (Luận Ngữ: Thuật Nhi, VII).
Vậy thì nhắn lại, Nhân
lại là một cái thể yên lặng như núi, bao nhiêu Đức tính khác đều bởi đó mà sinh
ra, khác nào như các thứ cây cối đều mọc lên cả trên núi. Trong cái thể yên lặng
ấy có cái tính sáng suốt, cái sức mạnh mẽ. Có điều gì cũng biết rõ ràng ngay,
mà làm việc gì cũng điều hòa và trúng tiết.
Như thế thì Nhân với
Trung cũng đồng một nghĩa; nhưng Nhân thì có nhiều tình cảm rất hậu, đối với vạn
vật không bao giờ là không có hậu tình. Vậy nên chữ Nhân vẫn hàm cả cái ý chữ
Ái. Vì có Nhân mới có Ái, có Ái mới có lòng thương người yêu vật, muốn cho vạn
vật bao giờ cũng có cái khoái lạc mà sống ở đời.
Bởi có lòng Nhân cho
nên gnười ta mới hợp quần với nhau, mới có lòng Bác Ái, mới coi nhau như anh
em, xem cả đoàn thể như một người, cả vũ trụ như nhất thể. Đã như một người thì
hễ có chỗ nào đau là cả người thấy khó chịu. Cũng bởi nghĩa ấy mà sách thuốc của
ta gọi bịnh tê là ma mộc bất nhân, vì người có bịnh tê thì trong thân thể đau
đâu cũng không biết. Người bất nhân trong xã hội cũng như người có bịnh tê vậy,
ai đau khổ thế nào, vật gì bị tai nạn làm sao, cũng dửng dưng không hề cảm động
chút nào.
Vậy đã Nhân thì yêu người,
yêu vật, muốn cho vạn vật cát đắc kỳ sở. Lòng yêu, lòng muốn ấy đều xuất ư tự
nhiên, không có miễn cưỡng chút nào, cho nên mới gọi là An.
Nhân với An quan hệ với
nhau rất là mật thiết. An là cái đức tính rất tốt của người có Nhân, lúc nào
cũng tự nhiên như nhiên, mà làm việc gì cũng thung dung trúng Đạo. Người có
Nhân tự mình có cái trực giác sáng láng, ở trong bụng thì an lặng mà ứng ra
ngoài thì việc gì cũng thích hợp với Thiên lý chí công chí thiện, cho nên bao
giờ cũng An. Người bất Nhân thì hay vị tư tâm tư trí, thành ra làm mờ lỗi mất
cái trực giác, rồi cứ miễn cưỡng tìm cách làm những điều tàn ác trái với Thiên
lý, cho nên không lúc nào An được. Vậy có An mới là Nhân, mà đã Nhân là An.
Nói tóm lại, Nhân gồm cả
Thể và Dụng. Thể thì tịch nhiên yên lặng và vẫn sẵn có cái năng lực sinh tức ra
các cái đức tính tốt, tức như cái hột trong quả, bởi có hột mà mọc ra mầm, ra
cành, ra lá. Cũng vì vậy mà ta gọi cái phần ấy trong hột là nhân. Dụng thì dễ cảm,
dễ ứng, lúc nào cũng suốt đến cả vạn vật, bởi vậy làm việc gì cũng trúng tiết
và rất thích hợp với Thiên lý.
Kẻ Nhân giả suốt cả người
đầy những tình cảm chân thật, cho nên đã Nhân thì bao giờ cũng hiếu để và trung
thứ. Kẻ bất Nhân thì đầy những trí thuật, rất khôn khéo, rất linh lợi, mà tình
cảm đơn bạc và không chân thực, cho nên thành ra gian ác, tàn nhẫn. Bởi thế, Khổng
Tử nói rằng: “Cương, nghị, mộc, nột, cận Nhân”.
(Cương trực, nghiêm nghị, chất phác, trì độn là gần Nhân). (Luận Ngữ: Tử
Lộ, XIII). “Xảo ngôn lịnh sắc tiển hỹ nhân” (Nói khéo và sửa nét mặt cùng hình
dáng bề ngoài là ít có Nhân vậy). (Luận Ngữ: Học Nhi, I).
Xét rõ ý nghĩa những
câu ấy thì hiểu thế nào là Nhân, thế nào là bất Nhân. Nhân thì thật thà, chất
phác và có cái sinh thú áng nhiên; mà bất nhân thất trung, thì khôn ngoan quỷ
quyệt hay làm hại cái sinh cơ.
Nhân là cái gốc lớn của
sự Sinh hóa trong Trời Đất. Thế gian nhờ đó mà đứng, vạn vật nhờ đó mà sinh, quốc
gia nhờ đó mà còn. Lễ nghĩa nhớ đó mà phát hiện ra. Cho nên Khổng Giáo lấy Nhân
làm cái tôn chỉ duy nhứt trong tôn giáo, chính trị và học thuật cuả Thiên hạ.
Đối với từng người một,
thì Nhân là cái hành xích để biết việc phải trái, điều hay dở. Sự ngôn luận, sự
hành vi của người ta mà hợp với Đạo Nhân là hay, là phải, trái với Đạo Nhân là
dở, là xấu.
Đạo Nhân to lớn như vậy,
sâu xa như vậy cho nên cái học của Khổng Tử chỉ cả ở chữ Nhân.Vì thế cho nên mới
nói: “Quân tử vô chung thuật chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất
ư thị” (Người quân tử trong khoảng bửa ăn cũng không trái Nhân, vội vàng cũng
phải theo Nhân, hoạn nạn cũng phải theo Nhân). (Luận Ngữ: Lý Nhân, VI).
Vậy bao nhiêu việc hành
vi đạo đức là căn bản ở Nhân cả.
Đạo Nhân có thể vừa thấp
cho ai cũng với đến được, mà cao thì cao vô cùng.
Đến bậc Hiền như thầy
Nhan Hồi cũng chỉ giữ được ba tháng không trái Đaọ Nhân mà thối, mà chính Khồng
Tử cũng nói rằng: “Nhươc Thánh dữ Nhân, tắc ngô khởi cảm” (Nếu bậc Thánh và bậc
Nhân thì ta sao dám). (Luận Ngữ: Thuật Nhi, VII)
Xem thế thì biết Đạo
Nhân thật la ụrộng, người không có chí học Đạo Nhân, không theo được. Học Đạo
Nhân thì phải lập chí theo cho đến cùng, dẫu chết cũng không bỏ. Khổng Tử nóí rằng:
“Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành Nhân” (Người
chí sĩ bậc nhân nhân không ai cầu sống mà hại Đạo nhân, chỉ có kẻ giết mình mà
làm cho thành Đạo nhân). (Luận Ngữ: Vệ Linh Công, XV)
Tăng Tử nói rằng: “Sĩ bất khả dĩ bất hoằng
nghị, nhiệm trọng nhi đạo viễn, nhân dĩ vi kỷ nhiệm, bất diệc trọng hồ? Tử nhi hậu dĩ, bất diệc viễn hồ? (Người đi học không nên không hoằng đại kiên
nhẫn, việc thì nặng mà đường thì xa; lấy Đạo Nhân làm việc phải
làm của mình thì có phải là việc nặng không? Theo làm đạo Nhân cho đến chết mới
thôi thì có phải là xa không?). (Luận Ngữ: Thái Bá, XIII).
Nhân là điều trọng yếu
như thế, cho nên Khổng Giáo dạy người ta chỉ cốt ở Đạo Nhân mà thôi. Nhân là
cái đích tu dưỡng của Nho học. Ai đã tu đến bậc Nhân thì làm việc gì cũng trúng
tiết, có điều hoà và có bình hành, thích hợp với Thiên lý lưu hành tự nhiên vậy.
HẾT
Ghi chú:
(1)-Thiên Khuyến học trong sách Lễ
Ký của Đại Đái chép: Tử Cống hỏi: Quân tử thấy nước ở sông lớn thì xem là tại
sao? Khổng Tử nói: Nước là quân tử ví
như Đức vậy, cho khắp cả mà không tư, giống như Đức; đến đâu thì đó sống, không
đến đâu thì đó chết giống như Nhân; Trôi chảy xuống chỗ thấp, chảy thẳng, chảy
quanh, đều theo lý, giống như Nghĩa; ở trên cao trăm trượng chảy xuống khe mà
không ngần ngại, giống như Dũng; chỗ cạn thì lưu hành, chỗ sâu thì không lường
được, giống như Trí; yếu ớt, mờ nhỏ mà đâu cũng thấm đến được, giông như Sát
(Soi xét tinh tường); chịu các cái xấu, không từ chối cái nào, giống như bao khỏa
thật (Bao dung cả mọi vật); cái gì không sạch mà vào nước, thì không mấy cái ra
mà không tinh khiết, giống như Thiện hóa; đọng
thì bằng phẳng, giống như chính; đầy thì không phải gạt giống như
có độ; đi chiết khúc bao giờ cũng chảy về đằng Đông, giống như có ý. Vậy nên
quân tử thấy nước ở sông lớn thì xem”
(2)- Sách Thượng Thư
Đại truyên chép rằng: “ Tử Trương hỏi rằng: Bậc nhân giả sao mà thích núi? Khổng
Tử nói rằng: Núi cao ngất! Núi cao ngất! Mà thích, là ở trên núi có cỏ cây sinh
ra, có chim muông nẩy nở ra, có của cải nhiều. Của cải sinh ra mà không để
riêng tây, bốn phương đều đến lấy mà không riêng ai. Mây gió ở đó mà ra để làm
cho khoảng Trời Đất thông với nhau, âm dưong hòa hợp với nhau. Cái ân trạch vũ
lộ, muôn vật nhờ đó mà thành, trăm họ nhờ đó mà có ăn. Ấy thế cho nên bậc Nhân
giả thích núi vậy”.