Nho
Giáo
(Nguyễn Hoài Vân)
Tâm Vật
Hợp Nhất:
Khi bước vào Nho Giáo, đây là điều đầu
tiên cần chú ý. Xin đề nghị vài góp ý để
phần nào tiếp cận quan điểm nền tảng
này :
Ta chỉ biết được sự vật qua những
ý niệm mà sự vật ấy gợi lên trong tâm của
ta. Thấy cái bàn, ta có ý niệm cái bàn. Mỗi người
có ý niệm cái bàn khác nhau, mỗi người
"thấy" những khía cạnh, những đặc
điểm khác nhau, dù có nhiều chỗ tương
đồng. Chính nhờ những tương đồng
ấy mà chúng ta thoả thuận gọi cái ấy là cái bàn.
Như vậy, điều quan trọng đối với
ta là những ý niệm về sự vật, chứ sự
vật thật sự, có quá nhiều khía cạnh ta không
thể nắm hết nổi. Ý niệm ấy có
được là nhờ ta có TÂM. Vương Thủ Nhân
bảo nếu không có Tâm của ta thì ngay cả Trời
Ịất, cũng nào ai biết đến?
Tuy thế Tâm không thể hoạt động khơi
khơi mà phải có Vật ảnh hưởng vào thì ý
niệm mới phát sinh được. Như vậy,
ngoại giới, tức Vật, ảnh hưởng vào
nội giới, tức Tâm, và nội giới cũng quy
định, sắp xếp những cảm nhận
tiếp thu được từ ngoại giới, theo
những mô hình sẵn có, để làm thành ý niệm. Ý
niệm hình thành không phải do vật, cũng không phải
do Tâm, mà do cả hai.
Nói cách khác, vẫn với thí dụ cái bàn, ta có thể phân
ra:
Cái bàn "vật lý" có thể được miêu
tả bởi những tiêu chuẩn như : khối
lượng, kích thước, màu sắc v.v...
Và cái bàn "tâm lý" không thể mô tả được
theo cái "lý" của vật mà phải được
"nhìn" với cái "lý" của tâm, tức là
những tiên nghiệm, định kiến, những xúc
động, kỷ niệm, mộng mơ, tư
tưởng mà cái bàn ấy có thể gợi lên trong Tâm ta.
Thuyết Tâm Vật hợp nhứt cho rằng không có cái bàn
vật lý, cũng không có cái bàn tâm lý tách rời khỏi
thế giới hiện thực, mà chỉ có cái bàn vừa
vật lý vừa tâm lý, qua đó "lý" của cả
vật lẫn tâm hoà hợp trong ý niệm "cái bàn"
Quan điểm này tiềm tàng trong nhiều kinh sách, xưa
nhất có lẽ là Hồng Phạm Cửu Trù, đoạn
nói về ngũ hành và ngũ sự.
Rất gần với đề tài Tâm Vật hợp
nhất, là vấn đề về Tinh Thần và Vật
Chất trong phạm vi một cá nhân:
Thật vậy, trong mỗi con người có phần tinh
thần và phần vật chất. Hai phần đó
phải kết hợp lại mới ra con người.
Bỏ bớt một thì hết là con người. Thậm
chí hoạt động của một trong hai phần này mà
kém sút thì hoạt động của toàn thể con
người cũng kém đi. Thí dụ khi đau yếu
mệt mỏi đói khát... thì tinh thần cũng suy kém, ý
thức thành ra mơ hồ, tư tưởng có thể
trở nên lệch lạc. Ngược lại, khi tinh
thần bạc nhược, thân thể cũng bải
hoải, tinh thần có bệnh lâu dần cơ thể
cũng sanh bệnh, điều mà y khoa hiện đại
ngày càng ngày càng nhận thức rõ.
Ý thức được điều này, người ta
buộc phải có một cái nhìn toàn diện mỗi khi bàn
đến những gì liên quan đến con người.
Thiên Nhân Hợp Nhất :
Là điều thứ hai cần nắm vững khi bàn
đến Nho Giáo.
"Thiên" có thể được hiểu theo
nhiều cách. Sau đây là hai cách chính:
"Thiên" tức Trời, là Đấng Tối Cao,
Vị Thần trên hết các vị Thần. Ở thời
thái cổ, người ta nhận thấy dân nhà
Thương hay dùng chữ
Thượng Đế, còn dân
nhà Chu lại hay dung chữ Thiên, sau mới pha lẫn coi
Thiên như Thượng Đế. Cần nhận rõ: cách
hiểu này gán cho Trời một nhân cách chủ quan.
"Thiên" cũng có thể chỉ nguyên lý điều
hành Vũ Trụ vạn vật. Ở đây Trời không
có nhân cách mà chỉ là một động lực khách quan.
Nhà Nho nghiêng về lối nhìn thứ hai, tuy đôi lúc
vẫn thích gọi Trời là Cha, Đất là Mẹ, cho
bớt vẻ trừu tượng. Thật ra ra khi gọi
Trời là Cha Đất là Mẹ, Nho Gia diễn dịch
một tư tưởng cổ xưa cho rằng nguyên lý
tự nhiên điều hành Vũ Trụ Vạn Vật
cũng là cái đã SINH RA Vũ Trụ Vạn Vật. Ngoài
ra họ cũng phát biểu niềm tin rằng thế
lực tự nhiên ấy TỐT cho muôn vật nói chung và cho
con người nói riêng, như hình ảnh cha mẹ bao
bọc nuôi dạy con thơ, với cái ỡ lý ữ duy
nhất là làm sao cho con cái triển nở tốt
đẹp.
Một điều khác cần nói rõ là, theo Nho Gia, nguyên lý
tự nhiên điều hành vạn vật cũng tiềm
tàng trong vạn vật và đương nhiên là hiện
hữu trong con người. Vạn vật chỉ là
những hình thức phát biểu khác nhau của nguyên lý ấy.
Nguyên lý ấy là BẢN THỂ của vạn vật.
Nếu ta tạm gọi Bản Thể này là THIÊN TÍNH, thì ta
có thể nói như sau:
Vì có Thiên Tính tức Tính Trời nên con người hoà
hợp được với Trời tức hoà hợp
được với thế lực tự nhiên
điều hành vũ trụ vạn vật.
Vì cùng mang Thiên Tính như vạn vật, nên con người
cũng hoà hợp được với vũ trụ
vạn vật, ví như anh em có cùng cha mẹ là Trời
Ịất.
Hoà hợp với Trời và hoà hợp với Vạn
Vật, nghĩ cho cùng thì cũng chỉ là một việc,
suy từ sự chấp nhận có Thiên Tính trong con
người cũng như trong vạn vật.
Ở đoạn trước ta đã nói Tâm Vật hợp
nhất là hoà hợp nội giới với ngoại
cảnh. Ý tưởng này càng rõ hơn với thuyết
Thiên Nhân hợp nhất, con người, tức nội
giới, hoà hợp với Trời Ịất Vũ
Trụ Vạn Vật, tức ngoại cảnh. Ta có thể
nói Thiên Nhân hợp nhất khai triển và biện minh cho Tâm
Vật hợp nhất.
Tri Hành Hợp
Nhất:
Là điều có thể gây nhiều thắc mắc nhất
trong các lý thuyết của Nho Gia.
Thường nhà Nho dựa vào một câu trong Ịại
Học mà cắt nghĩa Tri Hành hợp nhất, đại
ý như sau :
Thấy cái đẹp liền ham, ngửi mùi thối
liền ghét, thấy cái đẹp và ham cái đẹp là
một, cũng như ngửi mùi thối và xa ghét cái
thối. Nếu thấy cái đẹp mà không ham thích thì
tại không biết cái ấy đẹp, gặp mùi
thối mà không xa ghét thì tại chưa nhận ra mùi ấy
thối, chứ nếu nhận ra cái đẹp hay mùi
thối thì sự ham ghét đương nhiên gắn
liền với cảm nhận không thể phân ra
được.
Mặc dầu những lời giải thích kiểu này,
nhiều người vẫn không chấp nhận
được một cách thành thật ý tưởng Tri
Hành hợp nhất. Chúng ta có thể lấy câu của
Vương Dương Minh: "Biết mà không làm là không
biết đến nơi đến chốn",
để tự xét thấy nhiều khi mình biết rành
rẽ chuyện gì tốt, chuyện gì phải làm, nhưng
vì trăm ngàn lý do vẫn không chịu làm chuyện ấy.
Ngược lại, biết rõ chuyện xấu, chuyện
không nên làm, nhưng cũng vì trăm ngàn lý do vẫn cứ
làm nó. Trong những trường hợp này ý tưởng
"biết dễ làm khó" (tri dị hành nan) có vẻ
đúng hơn là "biết, làm, là một" (tri hành
hợp nhất).
Ngược lại, cũng có người cho là làm dễ,
biết mới khó. Xin thuật vắn tắt câu chuyện
một anh cán bộ của ông Phan Xích Long Hoàng Ðế. Ông
Phan khởi nghĩa chống thực dân Pháp và mưu
đánh Khám Lớn Sài Gòn. Một người cán bộ
của ông được lệnh đến đó
đặt trái nổ. Sau khi cuộc khởi nghĩa
thất bại, ông Phan và một số nghĩa quân được
"mời" ra Toà. Toà hỏi anh cán bộ: "Trái phá
anh đặt có nổ chăng?" Ông Phan trả
lời thay: "Tôi dạy nó phải đốt ngòi
nổ. Nó sợ đốt cháy ngòi, lính canh sẽ nhìn
thấy, nên lặng lẽ đặt trái phá rồi bỏ
chạy, nếu quan Toà muốn biết có nổ hay không, thì
xin cứ đốt thử !" Thì ra anh cán bộ có
gan đi đặt chất nổ nhưng không nghĩ
được là cần phải đốt ngòi. Làm thì
dễ, mà biết mới khó, là vậy (tri nan hành dị).
Giữa "biết dễ làm khó", và "biết khó,
làm dễ" làm sao biện minh được cho
"biết, làm , là một"? Xin đề nghị vài
suy nghĩ :
Ở trình độ của một "phàm phu tục
tử" thì đương nhiên là Tri Hành không hợp
nhất. Mình kiêu căng tự cho là biết tới nơi
tới chốn, chứ thật ra cái biết của mình
vẫn chỉ là phiến diện mà thôi chứ đã ăn
thua gì đâu. Muốn cho biết với làm là một thì
phải đi xa hơn cái biết thông thường mà soi
thấu đến chỗ căn bản nhất của
sự vật, đến bản thể của chúng. Nói
cách khác là phải thấy được Thiên Tính trong
mọi vật, như đã nói ở đoạn
trước. Ở trình độ này, biết là làm, không còn
trở ngại. Cái Trí cực cao này gần
với cái mà Vương Thủ Nhân gọi là
Trí Lương Tri
Khi dùng chữ này thày Vương nâng cao ý tưởng
"Trí tri" của Đại Học lên đến
trình độ đạt đạo, giác ngộ.
Thật ra lập luận ấy mang không ít ảnh
hưởng Phật Giáo. Thày Vương Thủ Nhân cũng
có một thời tu Thiền, không phải ngẫu nhiên
vậy.
Nếu Thiên Nhân hợp nhất khai triển và biện minh
cho Tâm Vật hợp nhất như đã nói, thì Tri Hành
hợp nhất, hiểu theo ý nghĩa phải thấu
suốt Thiên Tính trong mọi sự vật, chính là
điều kiện của Thiên Nhân hợp nhất và
của Tâm vật hợp nhất. Không thấu
được Thiên Tính trong chính mình tức trong con
người, và trong vạn vật, thì không thể Tri Hành
hợp nhất đã đành, mà cũng khó hoà hợp
được với Trời Ịất vạn vật,
tức khó quan niệm được Thiên Nhân hợp
nhất, đồng thời khó hoà hợp nội giới
và ngoại cảnh, tức khó mà chứng nổi Tâm Vật
hợp nhất.
ÐẠO NHÂN:
Những cái "hợp nhất" vừa được
trình bày chung quy cũng chỉ để xác định
tư thế của con người đối với
Trời Ịất Vũ Trụ Vạn Vật. Khi đã
thành thật chứng nghiệm được tư
thế ấy, tự trong thâm tâm chứ không phải
chỉ trên đầu môi chót lưỡi hay qua luận
giải thông thái trên giấy tờ, thì con người không
còn có thể nghi ngờ gì nữa đối với công
việc mình phải làm, đối với bổn phận
của mình trong Trời Ðất. Tri hành hợp nhất mà !
Tổng hợp bổn phận của con người trong
Trời Ðất được Nho Gia gọi là Ðạo Nhân.
Ðầu tiên, NHÂN là đạo xử thế giữa
người với người. Chiết tự chữ
Nhân gồm bộ Nhân đứng và chữ Nhị
để chỉ số nhiều.
Với ý nghĩa đó, nhà Nho đặt ra nhiều
phạm vi "Ẫchuyên môn" cho Ịạo Nhân, thí
dụ Nghĩa là Nhân trong sự ghét điều quấy
ưa điều phải, Lễ là Nhân trong sự
nhường nhịn, Trí là Nhân của sự sáng suốt
phân biệt tốt xấu, hay dở, Tín là Nhân trong sự
giao kết thành thật không xảo trá v.v...
Kinh sách cũng đề nghị những giai đoạn,
những phương cách để con người có
thể phát huy được Ịạo Nhân :
Phát huy Ịạo Nhân nơi mình, gọi là Tu Thân, trong gia
đình mình gọi là Tề Gia, trong nước mình gọi
là Trị Quốc, và sau cùng là đem Ịạo Nhân
đến khắp mọi nơi, gọi là Bình Thiên Hạ.
Rốt ráo thì Ðạo Nhân được nới rộng ra
tới Vũ Trụ Vạn Vật. Vì Vạn Vật
với ta cùng một thể (Vạn Vật dữ ngã
nhất thể giã - Trình Minh Ðạo) nên ỡ Nhân ữ
cũng là bảo bọc, từ ái, với muôn vật,
với thiên nhiên, hoà hợp nhu cầu sống của mình
với nhu cầu sống của thiên nhiên, không vì dục
vọng của mình mà tàn phá sát hại thiên nhiên.
Vấn đề "Nhân Chủ":
Sách Trung Dung nói:
"Thiên Mệnh chi vị Tính; suất Tính chi vị Ðạo;
tu Ịạo chi vị Giáo".
Nghĩa là:
Cái lý tự nhiên trong Vũ Trụ đem để vào con
người thì gọi là cái Tính. Theo đúng Tính ấy mà
sống thì gọi là Ðạo. Chăm lo tu sửa cho mọi
việc luôn được đúng với Ðạo thì
gọi là Giáo (theo Phan Bội Châu - chữ Giáo ở đây
bao gồm cả chính trị lẫn giáo dục).
Theo câu này ta có thể nói: sống thuận đạo Nhân là
sống thuận với tính người, và đồng
thời cũng là sống thuận Mệnh Trời. Ta
gặp lại Thiên Nhân hợp nhất...
Câu của sách Trung Dung vừa trích dẫn cũng hàm
chứa một ý tưởng quan trọng là: con
người có thể làm chủ việc thực thi Thiên
Mệnh. Thật vậy, Thiên Mệnh gửi nơi con
người gọi là Tính, nhưng con người có
thể quyết định sống thuận theo Tính ấy
hay không, tức là làm chủ sự "suất Tính" và
việc "tu Ðạo".
Quan niệm Nhân Chủ gần đây thường
được nói tới. Ta cần để ý hiểu
Nhân Chủ theo ý nghĩa vừa trình bày, chứ không nên
nghĩ Nhân Chủ là con người làm chủ Thiên Nhiên,
thống trị vạn vật.
Chính Danh:
Tuy nói rằng ta với mọi người mọi vật
đều cùng một Thể (Dân ngô đồng bào, vật
ngô dữ dã - Trương Tái) nhưng nhà Nho cũng ý
thức cái "Thể" ấy khi phát sinh ra trong cuộc
sống thì lại mỗi người, mỗi vật
một khác, thiên hình vạn trạng. Vì thế, ta không
thể đối xử với mọi người,
mọi vật, như nhau (như trong thuyết kiêm ái) mà
phải áp dụng Ðạo Nhân một cách thích nghi với
từng trường hợp:
Thích nghi với địa vị của người thi
hành Ðạo Nhân, đưa đến phân biệt
Ịạo làm vua, Ðạo làm dân, Ðạo làm cha, làm con,
đạo của nhà giáo dục, của kẻ đắc
thời, người thất thế, kẻ giàu có,
người nghèo khổ, kẻ khoẻ mạnh,
người đau yếu tật nguyền v.v...
Thích nghi với đối tượng của Ðạo Nhân,
như Nhân với cha mẹ, gọi là Hiếu, có chỗ
khác với Nhân với anh em gọi là Ðễ, Nhân với
người trưởng thượng thì thiên về tôn
kính, Nhân với người nhỏ hơn mình thì lại
nặng phần từ ái v.v...
Ngoài ra, người Nhân còn phải cư xử với
những phần tử tệ hại, xấu xa. Ðức
Nhân lúc ấy đương nhiên là cũng phải thích nghi
để đôi khi trở thành nghiêm khắc.
Làm cho Nhân được thích nghi với từng
địa vị, từng đối tượng, đó là
chủ đích của thuyết CHÍNH DANH trong Nho học.
Dịch Lý:
Ở trên đã nói nhiều tới việc sống hợp
với định luật tự nhiên trong Trời Ðất.
Nhưng, định luật ấy dựa vào đâu mà tìm
ra được ? Có thể nói : dựa vào quan sát, cảm
nghiệm thiên nhiên, hòa với xét suy, luận giải.
Một trong những lý thuyết có thể giúp ích
được trong công cuộc tìm kiếm này là Dịch Lý.
Vì có quá nhiều hiện tượng trong trời
đất, mỗi hiện tượng lại biến hoá
không ngừng (Dịch dã biến dã), nên việc nghiên
cứu chúng cho rành rẽ, vô cùng phức tạp, muôn ngàn
thế hệ chưa chắc đã xong được
một phần nhỏ. Vì thế, người xưa
mới nghĩ ra Dịch Lý như một sự đơn
giản hóa, với những cái "khung" để
đặt vào đó những chuyện có cùng chung một
số tính chất nhất định, để giảm
thiểu số đối tượng cần được
xem xét.
Ðầu tiên, người ta chỉ đặt ra hai
"khung" lớn, đó là ÂM và DƯƠNG. Âm
được tượng trưng bằng một
gạch đứt - - và Dương, một gạch
liền -
Rồi người ta chia Âm Dương thành TỨ
TƯỢNG, mỗi "tượng" có hai gạch
gọi là "hào" chồng lên nhau: thái dương hai
gạch liền, thái âm hai gạch đứt, thiếu âm
với thiếu dương một gạch liền với
một gạch đứt.
Khi xếp 3 hào lên nhau thành một "quẻ" thì
người ta có 8 quẻ gọi là Bát Quái. Rồi xếp 6
hào vào chung trong một loại quẻ khác (hay sắp hai
quẻ ba hào của bát quái chồng lên nhau) thì có 64 quẻ
của kinh Chu Dịch.
Rồi cứ như thế, người ta lý luận trên
những biểu tượng thay vì trên thực tế, và
từ thế hệ này sang thế hệ khác nghiền
ngẫm những biến hoá của các hào, các quẻ,
tượng trưng cho mọi việc trong trời
đất. Những suy nghĩ trải dài trong thời gian
ấy, được ghi lại trong Kinh Dịch.
Sách Hệ Từ, thuộc Dịch Kinh, nói:
"Phù Dịch, Thánh Nhân chi sở dĩ cực thâm nhi nghiên
cơ dã".
Ý nói Ðạo Dịch là kết quả của việc Thánh
Nhân tìm đến chỗ cực sâu mà nghiên cứu
động cơ tinh vi của mọi việc.
"Cơ" là cơ chế của sự biến hoá
trong vũ trụ. Biết được "cơ"
thì cũng chọn đựơc THỜI thụân tiện
cho một công việc nhất định, hay ngược
lại, trong một thời điểm nhất
định, chọn được công việc thích nghi
nhất đối với thời điểm ấy.
Ðến đây ta gặp lại Ịạo Nhân với thêm
một yếu tố, đó là yếu tố THỜI GIAN.
Thật vậy, nếu Ịạo Nhân cho ta biết
việc ta phải làm, thuyết chính danh nhắc ta phải
thích nghi công việc ấy với địa vị của
ta và với từng đối tượng, thì đây,
Dịch Lý cho ta biết lúc nào là lúc thuận tiện
nhất để làm một công việc.
TRUNG DUNG:
Trung dung là cái thắng để tránh sự quá khích, và là
địa bàn giúp người tu Nhân sửa chữa
những sai lầm của mình.
Thật vậy, chân lý luôn nằm trong sự dung hoà
những đối nghịch, nhờ hiểu thấu
thực chất của những đối nghịch
ấy. Sự sai lạc thường do nghiêng về bên này
hay bên kia thái quá làm cho mất quân bình, lỗi Trung Dung.
Trở về với Trung Dung là trở về với
Ðạo, là noi theo lẽ tự nhiên của Trời Ðất,
tức "suất tính", tức thuận Thiên mệnh,
như câu "ẪThiên Mệnh chi vị Tính, suất Tính
chi vị Ðạo" đã được trích dẫn
ở trên.
Người sống đạo Nhân, nắm lấy
"chính danh", để thích nghi với VIỆC, tìm
về Dịch Lý để thích nghi với THỜI,
nhưng vẫn luôn giữ TRUNG DUNG để không mất
cái cội rễ, cái cuống rốn nối liền mình
với Ịạo, với Tính, với Thiên Mệnh,
với cái nguyên lý cấu thành vạn vật.
NHẤT QUÁN:
Ða số những lý thuyết vừa được trình
bày, nào Trung Dung, Dịch Lý, cũng như các tư
tưởng Thiên Nhân, Tâm Vật, Tri Hành hợp nhứt,
chẳng qua đều chỉ là những cách phát biểu
đặc biệt của nguyên lý ÂM DƯƠNG, tức
định luật hoà hợp những đối
nghịch. Làm sao những đối nghịch có thể hoà
hợp được với nhau? Là vì chúng đều có chung
một BẢN THỂ, tuy Bản Thể ấy, khi thị
hiện ra, thì có muôn ngàn khác biệt, mang thiên hình vạn
trạng. Nếu Âm Dương biểu tượng cho
sự Ịối Nghịch thì cái gì biểu tượng
cho sự Ịồng Nhất giữa muôn vật?
Ðó là nguồn của ÂM DƯƠNG, có khi gọi là
Đạo.
Ðạo hay Thiên Tính hay Thiên Mệnh v.v... đều là
những khái niệm gần với nhau. Sở dĩ có
nhiều cách nói để diễn tả Đạo là vì
không có cách nào đúng cả. Ịạo là cái không thể
nói ra được (Ðạo bất khả ngôn dã -
Vương Dương Minh).
Xin thuật lại một đoạn của sách Luật
Ngữ:
"Ðức Khổng Tử nói với Tăng Tử (tên thày
là Sâm):
Anh Sâm à, Ðạo của ta chỉ cần một điều
thôi là đủ bao quán hết.
Tăng Tử trả lời: dạ !"
(Tử viết: Sâm hồ, ngô đạo nhất dĩ quán
chi. Tăng Tử viết: Duỵ !)
Ta nhận thấy Tăng Tử không cần hỏi lại
coi cái bao quán hết Đạo của thày mình là cái gì?
Chỉ dạ Đức Khổng, sau khi thày Tăng
trả lời dạ, cũng bỏ đi ra, không cần
giảng giải cái nhất quán ấy như thế nào!
Nhu cầu giảm bớt "tiêu chuẩn":
Ðến đây, có lẽ bạn đọc cũng
đồng ý với người viết là Ðạo Nho
như vừa được trình bày quả là cực cao,
cực khó. Nghiệm được Thiên Tính, đạt
được Ðạo, hoà hợp được với
Trời, với Vạn Vật v.v... đều là những
chuyện dành cho bậc Thánh. Ðám "ăn tục nói
phét" chúng ta chỉ bàn chơi cho vui thôi chứ nào dám
dự vào trong muôn một?
Có lẽ người xưa cũng đã nghĩ tới
điều ấy. Vì thế họ buộc phải
"giảm tiêu chuẩn", bằng cách bày ra những lý
tưởng thấp hơn cái mẫu mực dành cho Thánh
Nhân kia, để người thường dễ noi theo.
Thí dụ họ đặt ra một mẫu người
ở giữa phàm phu và bực Thánh, gọi là Quân Tử,
với những đức tính như hoà nhi bất
đồng, căng nhi bất tranh, quần nhi bất
đảng, thái nhi bất kiêu, cư vô cầu an, thực
vô cầu bão (ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch,
người quân tử ăn chẳng cầu no - Nguyễn
Công Trứ) v.v...
Nhiều khi lý tưởng quân tử cũng vẫn còn cao
quá, cần bớt thêm chút nữa. Xin kể một
đoạn đối thoại giữa Ịức
Khổng và Thày Tử Lộ:
"Thày Tử Lộ hỏi làm sao cho nên người?
Ðức Khổng trả lời: phải có trí khôn như Tang
Võ Trọng, phải có lòng đạo đức, dẹp
dục vọng như Công Xước, phải hùng dũng
can đảm như Biện Trang Tử, phải có tài
nghệ khéo léo về ngành nghề chuyên môn như Nhiệm
Cầu, rồi lại phải thông thạo văn chương
lễ nhạc, đủ hết tất cả những
thứ ấy mới gọi được là nên
người.
Thày Tử Lộ nghe qua phát ngán, mới trả lời Thày
mình như sau: "Ở thời đại bây giờ
muốn nên người cần gì phải lôi thôi dữ
vậy! Thấy chuyện có lợi thì nghĩ ngay tới
nghĩa, trái nghĩa thì không làm, thấy việc nguy
hiểm mà khi cần thiết vẫn dám nhào vô, đã nói
điều chi thì giữ lấy lời, không thất
hứa với anh em, đại khái vậy cũng có thể
nên người được rồi".
(Tử Lộ vấn thành nhân. Tử viết: Nhược
Tang Vũ Trọng chi trí, Công Xước chi bất dục,
Biện Trang Tử chi Dũng, Nhiệm Cầu chi nghệ,
văn chi dĩ lễ nhạc, diệc khả dĩ vi thành
Nhân hỹ. Tử Lộ viết: Kim chi thành nhân dã, hà
tất nhiên ! Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy
thụ mệnh, cửu yếu bất vong bình sinh chi ngôn,
diệc khả dĩ vi thành nhân hỹ)
Kết:
LẬP TÂM là bước đầu để vào Nho Giáo
như lời Tống Nho Trương Hoành Cừ:
"Vị thiên địa lập Tâm". Lập Tâm
rốt ráo thì đạt đến một quan niệm
về Tâm bao trùm cả vũ trụ, trong đó Tâm và
Vật, nội giới với ngoại cảnh,
người và thiên nhiên, không còn cách trở, cảm thông hoà
hợp.
Ích lợi của quan điểm này, ngay khi nó vừa hé
lộ trong Tâm, là thay vì tự nghĩ mình như một
"khối vật chất" tạm thời biết suy
tư trong khi chờ đợi rữa nát, người ta
có thể quan niệm rằng nếu Trời Ịất
còn mãi thì ta cũng mãi còn với Vũ Trụ Vạn
Vật. Khi ấy, sống thuận với cái lẽ
Trời, mà mình chân thành cảm nhận, trở nên một lý
tưởng. Người ta lấy đó làm thú vui trong
mỗi giây lát của hiện tại, để rồi, vào
phút lâm chung, bình thản gửi mình cho Trời Ðất.
Ịó là chương trình sống của Nho Gia.
Ðồng thời, khi đã Lập Tâm, thì người ta
cũng ý thức ngay đến trách nhiệm (sứ
mạng), không những với tha nhân, như ý nghĩa câu
ỡ Vị nhân sinh lập mạng ữ cũng của
Trương Hoành Cừ, mà cả với toàn thể thiên
nhiên, với mọi sự vật quanh mình. Lập mạng,
là làm điều Nhân quanh mình một cách an lạc tự
tại, là sẵn sàng gánh vác việc thiên hạ, dù việc
nhỏ, việc lớn, khó hay dễ, thành công hay thất
bại, vẫn chỉ lấy TẬN TÂM làm tiêu chuẩn.
Từ Lập Tâm đến Tận Tâm, có lẽ là một
tóm lược khá đầy đủ của lý
tưởng nhà Nho vậy.
( Nguồn: http://www.diendantheky.net/2013/09/nguyen-hoai-van-nho-giao.html)