TỔNG LUẬN VỀ TU THÂN của Bạch Y
Trong phần tổng luận về tu thân xin được chú trọng đến cách tu của đạo Cao Đài. Cách tu thân của đạo Cao Đài trên tổng thể cũng giống như cách tu của Tam Giáo là Nho, Thích, Lão. Dù vậy, điều cần được nói rõ là trong cách tu của đạo Cao Đài lại có những đặc điểm riêng biệt, với tiến trình tu tập toàn diện không hoàn toàn giống một tôn giáo nào. Đây là vì lý do nhân sinh và tánh cách nhân bản, nhân đạo trong tôn chỉ và giáo lý của đạo Cao Đài. Tôn chỉ và giáo lý của đạo Cao Đài trên bình diện tổng quát gồm những phần thuộc về tinh túy giáo lý của Tam Giáo; vì thế nên mới nói Cao Đài quy nguyên Tam Giáo là vậy. Tuy nhiên, đạo Cao Đài mặc dù với mục đích cuối cùng là siêu thăng và giải thoát, nhưng lại có cách tu với đặc trưng chú trọng đến quá trình sinh sống và phát triển của con người khi tu, cũng như không quên sự hiện diện của thập loại chúng sinh hay bát hồn vận chuyển mà người tu cần phải cứu vớt, giác tha hay phổ độ. Đây là lý do thứ nhất mà tại sao đạo Cao Đài không chủ trương hay khuyến khích xuất thế giống như đạo Phật mặc dù đạo Cao Đài cũng thấy rõ xuất thế là một đạo hạnh dũng cảm trong Bi-Trí-Dũng và đạo Cao Đài cũng tán đồng việc xuất thế đối với một số người do căn cơ, có đủ căn cơ, hay khi hội đủ căn cơ, hoặc để đáp ứng nhu cầu pháp sự. Thứ hai, đây cũng là lý do mà bất cứ ai khi nghiên cứu giáo lý của đạo Cao Đài thì cứ ngở rằng đạo Cao Đài chỉ là một đạo tu tiên hay tu theo Lão Giáo vì thấy liên quan đến Thiền thì đạo Cao Đài lại nói luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hườn hư và cho đó là cách tu của đạo Lão. Cách thấy như thế này tuy có vẻ như là đúng trên một góc cạnh nào đó đối với những ai chưa lý hội được tông chỉ của đạo Lão. Đây chỉ là cách nhìn dựa trên một trong những cách dụng công tu của đạo Cao Đài, không hoàn toàn đúng trên toàn diện – vì như đã nói – là đạo Cao Đài tu để siêu thăng giải thoát, cũng như đạo Lão có mục tiêu cuối cùng là để Phối Thiên, chớ không phải tu luyện để cầu lấy cái thuật trường sinh như phái Thần Tiên được gọi là Hoàng Lảo mà vào thời Nho giáo lúc Hán Sơ có nhiều người vẫn tưởng Hoàng Lảo đó là Lão giáo. Đến đây, xin phép mở ra một dấu ngoặc để được ghi thêm là tông chỉ hay giáo lý của Lão giáo thật ra quá sức cao siêu, cao siêu đến đổi đã hơn hai ngàn năm trăm năm, trên khắp năm châu thế giới, mà với một quyển Đạo Đức Kinh năm ngàn chữ thì đã có gần hai ngàn quyển sách với nhiều ngôn ngữ khác nhau cố nghiên cứu, tìm hiểu, lý giải, thế mà đến ngày nay vẫn chưa lý hội ra hết được tinh hoa của Lão Giáo, vì quyển sách củaLão-Tử– như René Bertrand trong La Lagesse Perdue trang 305 đã nói – nó chứa đựng tất cả sự khôn ngoan của muôn loài vạn loại trên quả đất này. Có một điều đáng tiếc là sự tìm hiểu quyển sách này, hay nói rõ hơn là sự nghiên cứu tông chỉ và giáo lý của Lão Giáo đã chưa đi đến sự lý giải toàn diện và thỏa đáng, lý do là chỉ có kiến thức hay tri kiến thế gian được dùng để hiểu chớ chưa có sự khải thị hay thẩm thấu qua trực giác vô lậu; vì thế mà sự tìm hiểu về tông chỉ và giáo lý của đạo Lão vẫn còn thiếu sót với hậu quả là bất cứ một sự thiếu sót nào về hiểu biết đối với Lão Giáo cũng có thể đưa đến một tình trạng tương tự đối với đạo Cao Đài. Ở đây, ý của người viết muốn nói là cũng có người đã hiểu lầm đạo Cao Đài chỉ tu tiên thôi, và điểm này hoàn toàn không đúng. Thứ ba, đây cũng là lý do mà tại sao đạo Cao Đài lại có cách tu thoạt nhìn thì giống như Khổng giáo hay Nho giáo. Khổng giáo hay Nho giáo thật ra có phương pháp tu thân hay cách ứng xử rõ nét nhập thế. Riêng đạo Cao Đài lại khác. Đạo Cao Đài không phải là một tôn giáo chủ trương nhập thế như phần lớn các vị trong Nho giáo hay Khổng giáo. Nói rõ hơn, cách tu của đạo Cao Đài không chú trọng ngay vào việc xuất thế như đạo Phật hay hoàn toàn nhập thế suốt cuộc đời như đạo Nho, mà đạo Cao Đài lại có cách tu “tại thế”. Với cách tu tại thế cũng có nghĩa là phần nào đó nhập thế, đạo Cao Đài với những ghi thức và tổ chức, nói rõ hơn là về Thể Pháp phần lớn giống Khổng giáo, và về Bí Pháp thì lại là sự phát hiện và triển khai toàn diện Bí Pháp của Khổng giáo và cũng là Bí Pháp của Lão Giáo và Phật Giáo. Đây chính là lý do mà tại sao đạo Cao Đài được gọi là “Nho Tông Chuyển Thế” mà cũng là một “Tân Tôn Giáo.” I-ĐẠO CAO ĐÀI NHO TÔNG CHUYỂN THẾ: “Đạo Cao Đài Nho Tông chuyển thế” là một chủ đề khá rộng lớn không thể trình bày hết được trang phần tổng luận này. Ở đây, nói về đạo Cao Đài là Nho Tông chuyển thế, bài viết này chỉ xin giới hạn trong phạm vi tu thân mà thôi. Nói về tu thân thì cách tu của đạo Cao Đài có giống như cách tu của đạo Khổng, ít nhất và rõ ràng nhất là trong một giai đoạn nhất định của một đời tu. Trong việc tu thân của đạo Khổng thì sách đại học có nói rằng: “Tự Thiên Tử dĩ chí ư thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bãn”, nghĩa là từ vua cho đến dân, ai ai cũng lấy sự tu thân làm gốc. Như vậy, kết luận là đạo Khổng có chủ trương và khuyến khích việc tu thân và đây là đề tài mà hầu hết Nho gia đều có nói đến. Tuy nhiên, về cách tu thân tức phải tu thân bằng cách nào, phải làm những gì, theo tiến trình nào, trình tự ra sao v.v. thì chưa nho gia nào nói rõ ra cả, chỉ trừ Vương Thủ Nhân tức Vương Dương Minh là có đề ra trong thiên Đại Học Vấn của Ngài, Nhưng rất tiếc là Ngài mất quá sớm nên vấn đề Ngài ngộ nhập và đề xuất ra, mặc dù hết sức cao siêu, nhưng không được nho gia thế hệ kế thừa tiếp nối và khai triển đúng mức; vì thế mà cách tu thân theo Khổng giáo cũng bị mai một, như đã có sự mai một với cách tu tâm sau Mạnh Tử, cũng như việc khai triển tông chỉ Phối Thiên sau Khổng Tử. Tóm lại, về việc tu thân thì Đức Khổng Tử cũng như các môn đệ của Ngài có đề cập đến mặc dù vẫn thiếu sự khai triển đúng mức và có hệ thống với những chi tiết hướng dẫn rõ rệt về cách tu thân. Việc phát huy đến nơi đến chốn hầu như phải chờ đợi đến khoảng hai ngàn năm trăm năm sau với đạo Cao Đài, Khổng giáo mới khôi phục lại đúng những gì mà Đức Khổng Phu Tử dù không nói nhiều nhưng cũng đã có dạy qua cách tâm truyền xin được bàn đến những gì mà Đức Khổng đã tâm truyền và Vương Dương Minh đã hội lý. Trước tiên xin nói về việc đạo Cao Đài phục hưng Khổng giáo qua tông chỉ Phối Thiên. Tiếp đến sẽ bàn về Nhơn Đạo tức đạo làm người qua việc tu thân. II. ĐẠO CAO ĐÀI PHỤC HƯNG TÔNG CHỈ PHỐI THIÊN CỦA KHỔNG GIÁO Nói đạo Cao Đài phục hưng tông chỉ Phối Thiên của Khổng giáo không hàm xúc ý nghĩa phủ nhận công lao của Nho gia cũng như các học phái Khổng giáo hay Nho giáo. Đạo Cao Đài không phủ nhận những cố gắng và thiện tâm phục hồi Khổng giáo hay Nho giáo của các Nho gia và học giả đã có nhiều tâm huyết đối với Nho giáo hay Khổng giáo. Mặc dù vậy, phải thành thật mà công nhận rằng không thời đại nào trên hai ngàn năm trăm năm qua, và không nơi nào trên quả địa cầu này đã vinh danh, đạo Khổng và Đức Khổng bằng thời đại ngày nay, chính ngay tại nơi đã khai sinh ra đạo Cao Đài. Thật vậy, khi đến khai giảng Hạnh Đường Phước Thiện vào ngày 2 tháng 5 năm Tân Mão (1950), Đức Hộ Pháp có nói rằng: “Tại sao Tam giáo qui nhứt Thích, Đạo, Nho, nghĩa là Phật, Tiên, Thánh, mà sao không lập hội Phật tông chuyển thế, hay Tiên tông chuyển thế, lại lấy đạo Nho lập thành Hội Thánh mà Chí Tôn đến khai đạo kỳ này lại dùng Nho Tông chuyển thế…” Nói rõ hơn – theo như lời Đức Hộ Pháp đã nói – thì đạo Cao Đài về Thể Pháp có cách tổ chức biểu trưng chuyển thế của Nho Tông, như Hội Thánh thì có Tam Thập Lục Thánh, Thất Thập Nhị Hiền, Tam Thiên Đồ Đệ, còn tổ chức các đài thì có Cửu Trùng Đài thì gồm những chức sắc và tín đồ tại thế, cũng có nghĩa là khi cần thì vẫn phải phần nào nhập thế như đạo Nho. Cùng với Cửu Trùng Đài, tổ chức đạo Cao Đài còn có Hiệp Thiên Đài để thông công giữa Đời và Đạo tức giữa Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài. Tín đồ hay chức sắc của đạo Cao Đài khi tu sẽ từ từ bước vào Đạo, từ phàm đến Thánh hay Phật. Đây là cách hành trì tôn chỉ “Thiên Nhân Hiệp Nhất” mà cũng là tông chỉ Phối Thiên của Khổng giáo. Ngoài ra, về lễ nghi kinh kệ thì chỉ trong đạo Cao Đài mới có kinh Nho giáo là kinh nhựt tụng “Khổng Thánh Tiên Sư chí tâm quy mạng lễ” xưng tụng công đức của vị “Vạn Thế Sứ Biểu” là đức Khổng Thánh Tiên Sư. Hơn thế nữa, với cách thờ phượng thì từ Tòa Thánh Trung Ương đến tất cả Thánh Thất địa phương trong cũng như ngoài nước, đâu đâu cũng được thấy rõ thánh tượng của đạo Cao Đài đã đưa Đức Khổng Phu Tử thờ ngang hàng với đức Lão Tử và đức Phật Thích Ca. Cách thờ phượng và kinh kệ đã minh chứng tông chỉ và giáo lý của Khổng giáo cũng cao siêu và vi diệu như Lão giáo và Phật giáo, với lý Phối Thiên mà Phật giáo gọi là giải thoát thì chẳng có gì khác chi nhau, chỉ tiếc có một điều là tông chỉ và giáo lý này không được khai triển đến nơi đến chốn khiến Khổng giáo phải lu mờ và bị quên lảng qua thời gian. Việc Khổng giáo ngày càng suy vong và lụn bại một phần được qui lỗi cho thời cuộc mà nhiều người gọi là Tân Trào với sự hiện diện của ngại bang trên vùng Đông Á. Đây quả là một yếu tố gây nên sự đổ vở. Tuy nhiên, động cơ gây ra lụn bại để đưa đến kết quả đổ vở này không thể không kể đến trách nhiệm của phần lớn một số nhà nho. Nói trách nhiệm của phần lớn Nho gia không với ý nghĩa là gạt bỏ hay quên đi công lao và tâm huyết của một ít nhà nho hay học giả đã cố công lúc nào cũng lo phục hồi Nho giáo hay Khổng giáo. Mặc dù vậy, trải qua thời gian dài trên dưới 2,500 năm từ Xuân Thu Chiến Quốc đến nhà Tần, đời Lưởng Hán, Tam Quốc Lục Triều, Tùy, Đường cũng như Tống, Nguyên, Minh và đến nhàThanh, phải công nhận rằng tại nước Tàu cũng như tại Việt Nam, Nho giáo hay Khổng giáo cứ càng ngày càng lụn bại. Sư lụn bại phát sinh từ việc một số Nho gia đã quá tận tình nhập thế. Họ nhập thế vì nhu cầu “phụ mẫu chi dân” mà đã quên mất đi tông chỉ tinh túy và giáo lý cao siêu của Khổng giáo. Nói rõ hơn là có một số lớn nho gia đã vì nhu cầu của riêng mình hay của gia đình mình mà đã không ngần ngại làm hại Nho giáo hay Khổng giáo là nơi đã đào tạo ra mình với mục đích cao cả là phục vụ nhân sinh chớ không phải riêng cho một cá nhân nào cả. Thật vậy, với một trường hợp hết sức điển hình là việc nhà Tần đốt sách và chôn học trò, nếu xét kỹ ra thì những người đề xướng, chủ động và thực hiện việc này không ai khác hơn là những nhà Nho. Lịch sử vẫn còn ghi rõ việc Lý Tư và Hàn Phi là hai danh nho thời ấy. Cả hai là bạn học với nhau. Hàn Phi học giỏi hơn Lý Tư trong khi Lý Tư lại gặp lúc đắc thời. Lý Tư được làm Tướng nước Tần trong lúc Hàn Phi vẫn lận đận. Hàn Phi viết sách đề cao hình pháp để được vua Hàn trọng dụng. Hàn Phi được vua Hàn sai đi sứ sang Tần sau khi Hàn bị Tần tiến đánh. Hàn Phi đến nước Tần được vua Tần mến phục và muốn trọng dụng vì vua Tần đã có đọc sách của Hàn Phi. Lúc Hàn Phi đến Tần thì Lý Tư đang có nhiều vây cánh và uy quyền tại đó. Lý Tư mặc dù rất nễ phục Hàn Phi vì Hàn Phi giỏi hơn mình, nhưng sợ vua Tần lại trọng dụng Hàn Phi mà bỏ mình nên dèm pha với vua Tần rồi bắt Hàn Phi bỏ ngục, sau đó ép Hàn Phi uống thuốc độc để tự tử. Hàn Phi dù đã chết nhưng kế sách hình pháp tàn ác tạo thành cái chế độ chuyên chế độc tôn của Hàn Phi vẫn được vua Tần đem dùng. Kế sách của Hàn Phi mặc dù không phải là giáo lý của Khổng giáo, nhưng có một điều. Không ai có thể phủ nhận được việc Hàn Phi và Lý Tư là những kẻ đã xuất thân từ Nho giáo mà người đời sau gọi là “cửa Khổng sân Trình” Nếu Hàn Phi là người đã đề ra kế sách thì Lý Tư lại là người đem kế sách đó ra thực hành đề phục vụ vua Tần mà mưu lợi cho cá nhân mình. Chính Thừa Tướng Lý Tư là người đã tâu với vua Tần về việc đốt sách. Chính Thừa Tướng Lý Tư là người đã đề nghị nếu ai bàn đến việc Thi, Thư thì đem chém bỏ xác ngoài chợ mà hậu quả về sau là chư sinh gần 460 người đã bị Tần Thủy Hoàng đem chôn sống ở Hàm Dương. Trong việc Nho giáo bị truy bức, đốt sách và chôn học trò thì kế sách đề ra, người đề nghị thực hiện, kẻ thi hành chẳng ai khác hơn là những nhà Nho, đó là Lý Tư và Hàn Phi Tử, những danh nho một thời, người làm đến Thừa Tướng, kẻ thì được cả vua Hàn và vua Tần nễ trọng nhưng kẻ lại thất thế mà người thì được đắc thời. Như vậy, mọi việc chẳng qua là thời với thế, mọi việc lại chẳng qua là lợi với danh. Chỉ vì danh với lợi mà Thừa Tướng Lý Tư lại nở lòng hảm hại và giết chết bạn mình, hơn thế nữa lại còn tâu trình và thực hiện việc chôn học trò đốt sách làm tàn lụi danh môn nơi đã đào tạo nên mình, đã cho mình tri thức kiến văn mà chỉ vì chưa biết tu thân nên quên cả nhơn luân trở thành kẻ bội sư phản bạn. Có phải chăng đây là một trường hợp điển hình của một số nho gia đã vì lý này hay cớ nọ mà đã làm cho Nho giáo hay Khổng giáo ngày một lụn bại suy vong, tông chỉ Phối Thiên hầu như bị chôn vùi qua thời gian không còn ai biết đến nữa, phải chờ đến ngay nay có một tôn giáo là đạo Cao Đài với Hội Thánh và tín đồ toàn tâm toàn ý phục hưng. Tóm lại, sau khi Đức Khổng Phu Tử Phối Thiên thì hầu như những gì vi diệu thậm thâm do Ngài cốt ý tâm truyền đã bị mai một. Nhiều đệ tử và hậu nho không hiểu hết được tâm ý của Ngài nên mỗi người đi theo mỗi nẻo và nhiều người đã làm bại loại Nho phong. Đó là trường hợp của Lý Tư và Hàn Phi. Đó chẳng qua là những diệu lý cao siêu mà Ngài muốn nói nhưng chẳng nói được nhiều khiến ít ai hiểu thấu hết nỗi vì ý tại ngôn ngoại, bất dĩ từ hại ý, có nghĩa là ngôn ngữ không có đủ năng lực diễn tả hết nổi giáo lý Phối Thiên của Ngài và những gì Ngài muốn truyền đạt thì lại quá cao siêu vượt ra ngoài ngôn ngữ hay tri kiến thế gian. Nói rõ hơn, nếu chỉ chú trọng vào văn từ, hiểu qua lời nói thì đó chỉ là cái hiểu ở phần bên ngoài mà thôi. Thực ra, điều cần thiết là phải suy tư để có chánh kiến, đặc biệt là nhờ vào văn huệ, tư huệ và tu huệ để trực giác thẩm thấu, để nhân cái ý mà hội, cũng có nghĩa là lấy cái “thành ý” mà lảnh hội cho thật đầy đủ sự dạy bảo của Thánh Hiền, chớ không thể chỉ vì văn từ hay lời nói bên ngoài mà bỏ cái “thành ý” làm hại cái “Thánh ý” thì chẳng thể nào có được cái chính tâm để mà tu thân cho đúng đắn được. Đến đây xin được bàn rõ cách tu thân của Khổng giáo, trong đó có đầy đủ cách tu kể cả của Phật giáo. Cũng xin được lập lại là cách tu thân của Khổng giáo cũng là cách tu thân của đạo Cao Đài, ít nhất là trong một giai đoạn nhất định nào đó của một đời tu. III. ĐẠO CAO ĐÀI PHỤC HƯNG CÁCH TU THÂN CỦA KHỔNG GIÁO Đạo Cao Đài được gọi là Nho Tông chuyển thế đã một phần nào phục hưng và tiếp tục cách tu thân của Khổng giáo, ít nhất là trong một giai đoan quan trọng nhất định của một đời tu. Trong cuộc đời tu, người tín đồ Cao Đài vì đang tại thế nên đôi khi ít hay nhiều phải nhập thế. Chính với lý do này mà người tín đồ đạo Cao Đài có cách tu một phần nào giống như cách nhập thế của Nho gia, đặc biệt nhất là trong quảng đời còn phải lo cho cuộc sống, nói rõ hơn là chen chân vào thế sự trong lúc tuổi chưa đến buổi xế chiều. Cho đến khi tuổi đã về chiều, người tín đồ Cao Đài lại cũng giống như bất cứ mọi người nào khác, lại có ý muốn hướng về nội tâm thay vì chạy theo danh tướng do bị trần cảnh cuốn lôi. Đây chính là lúc mà người tín đồ Cao Đài đặt nặng và hướng mình vào việc tu tâm nhiều hơn, mà tu tâm bao hàm giáo pháp đạt được A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề (Kinh Di Lạc) tức Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là quả vị Phật của Phật giáo. Nói rõ hơn, để giúp người tín đồ Cao Đài lúc sống được hạnh phúc và sau khi rời xa nhân thế được bình an, đạo Cao Đài có cách tu vừa để đạt được Chánh quả mà cũng vừa là Phật quả. Đây là hai cách tu của Khổng giáo và Phật giáo. Cả hai, nếu nhìn không thấu đáo, nhất là chỉ nhìn bề ngoài, nhìn cách dụng công, nhìn nhập thế hay xuất thế v.v. thì thấy là hai mà thật ra chỉ có một mà thôi. Để chỉ rõ Khổng giáo, Phật giáo, Cao Đài giáo là một, không hai, không ba, không khác, xin trước tiên được trình bày cách tu thân của Nho giáo và Phật giáo, kế tiếp là cách tu của đạo Cao Đài để một phần nào thấy rõ Cao Đài là Nho Tông chuyển thế mà cũng vừa là tôn giáo thực hành giáo pháp A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề của Đức Di Lạc Vương Phật. A. CÁCH TU THÂN CỦA KHỔNG GIÁO: Cách tu thân của Khổng giáo được trình bày qua hai tác phẩm: thứ nhất là sách Đại Học và thứ hai là Thiên Đại Học Vấn. 1. SÁCH ĐẠI HỌC: Đại Học không phải là một quyển sách riêng biệt do Khổng Tử viết ra. Sách này từ xưa vốn là một thiên thuộc sách Lễ Ký. Đến thời Nho giáo đời Tống, mãi hơn một ngàn năm sau công nguyên, Tống Nho (960-1280) mới lấy thiên này đem in ra cùng với thiên Trung Dung để lập thành bộ Tứ Thư của Khổng giáo gồm có Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học và Trung Dung. Căn cứ vào sự giải thích của Nho gia thì sách Đại Học là phần tác phẩm do Tăng Tử, một môn đệ thân cận với Đức Khổng Tử đã viết để diễn giải những lời dạy của Đức Khổng Tử muốn truyền lại đời sau. Để làm sáng tỏ mối đạo của Thầy, Tăng Tử không những chỉ nghiên cứu kinh Lễ mà còn tìm hiểu Kinh Thi và Kinh Thư. Oâng đem những lời đã được Đức Khổng Tử dạy trong Kinh Thi và Kinh Thư để điền thêm vào với mục đich là dạy cho học trò hiểu rõ cái ý của Đức Khổng Tử trong Đại Học. Sau ngày Tăng Tử mất, học trò của ông mới viết lại những gì ông đã dạy. Tất cả có 10 chương. Trong 10 chương này thì 4 chương đầu dùng để diễn cái ý của Minh Minh Đức, Thân Dân, và Chí Thiện. Còn 6 chương sau thì nói về phần còn lại thuộc Bình Thiên Hạ, Trị Quốc, Tề Gia, Tu Thân, Chính Tâm, Thành Ý, Trí Tri, Cách Vật. Có một điều đáng tiếc là trong 6 chương sau cùng thì chương thứ 5 nói về Cách Vật lại mất đi. Đây là chương thứ nhất bắt đầu mà cũng là chương quan trong nhất vì có biết rõ và hiểu rõ được chương này thì mới có thể trí tri để thành ý rồi chính tâm và tu thân được. Nói khác hơn, thiếu phần cách vật là khâu mở đầu thứ nhứt thật khó có thể hiểu biết rõ được cách tu thân của Khổng giáo. Người sau chTâm Truyền của Khổng Tử kể từ khi Ngài đề ra và truyền lại cho Tăng Tử và Tử Tư đến Mạnh Tử. Trong phần Tâm Truyền Khổng Tử và Mạnh Tử đã chỉ rõ cái tông chỉ hay cái tinh thần của Nho giáo, đó là giữ lấy cái tâm, nuôi lấy cái tính và theo cái chính mệnh của mình. Mạnh Tử nói rõ là chính mệnh thì bắt nguồn từ Thiên Lý mà Thiên Lý thì luôn luôn Chí Thiện. Chính cái yếu chỉ Chí Thiện là cái cốt lỏi trong đạo Nhân của Khổng giáo, và con người thì ai ai cũng thiện. “Nhơn chỉ sơ tánh bổn thiện” hay “nghĩa là con người khi mới sanh ra thì ai ai cũng thiện và thiện là tánh bản nhiên của con người cũng như tánh tự nhiên của nước là chảy xuống thấp vậy. Nói rõ hơn, nước không bao giờ chãy ngược lên cao và con người với tính bản nhiên thì luôn luôn vẫn thiện lành. Cái bản tính thiện lành bắt nguồn từ Thiên Lý này sau khi Mạnh Tử mất thì không còn ai theo đuổi học hỏi đến nơi đến chốn và khai triển tiếp tục do đó mà cái học Hình Nhi Thượng hay cái Tâm Truyền Khổng Mạnh đã bị mai một, cọng thêm vào sự thất lạc từ trước cái chương Cách Vật, mà Cách Vật tức “Vi thiện khử ác thị cách vật” có nghĩa là bỏ đi cái ác làm điều thiện là Cách Vật vậy. Cách Vật đã mất trước, và sau này phần tâm truyền của Mạnh Tử cũng mai một luôn, nghĩa là phần Thiên Lý là bản chất Thiện trong Mệnh và Tính của con người đã bị lãng quên, như vậy cả hai cái chìa khóa quan trọng để giúp cho hậu nho mở cửa bước vào hành trình dụng công nhập thế đã mất cả, thảo nào mà qua các triều đại Tần Hán, Tam Quốc, Lục Triều, Tùy Đường, hậu nho đã bị chông chênh như thuyền không lái vì cái cốt lỏi đạo Nhân trong Khổng giáo hầu như không còn ai mang theo và thực hành đúng mức trên con đường được gọi là phục vụ nhân sinh hay nhập thế. Nhiều hậu nho đã chạy theo tư tâm làm theo tư dục; vì thế nên mới có Tuân Tử, Lý Tư, Hàn Phi. Chính các vị này đã đề ra cái Tính Aùc và cái học thuyết chuyến trị về mặt hình pháp tạo thành cái chính trị chuyên chế của nhà Tần và gây ra cáiỉ có thể biết rằng Khổng giáo chủ trương và khuyến khích tu thân qua câu “Tự Thiên Tử dĩ chí ư thứ dân nhất thị gia dĩ tu thân vi bản” trong sách Đại Học mà thôi chớ khó thể biết rõ hết được cách tu thân của Khổng giáo. Tóm lại, việc thất thoát chương Cách Vật trong sách Đại Học là lý do thứ nhất làm cho việc nhập thế của Khổng giáo bị chông chênh và càng ngày càng bị suy đồi. Còn một lý do thứ hai cọng thêm vào lý do thứ nhất để làm cho Khổng giáo ngày thêm lụn bại, đó là sau khi Mạnh Tử mất đi thì không còn ai nắm bắt kịp hay nắm bắt được phần Tâm Truyền của Khổng Tử kể từ khi Ngài đề ra và truyền lại cho Tăng Tử và Tử Tư đến Mạnh Tử. Trong phần Tâm Truyền Khổng Tử và Mạnh Tử đã chỉ rõ cái tông chỉ hay cái tinh thần của Nho giáo, đó là giữ lấy cái tâm, nuôi lấy cái tính và theo cái chính mệnh của mình. Mạnh Tử nói rõ là chính mệnh thì bắt nguồn từ Thiên Lý mà Thiên Lý thì luôn luôn Chí Thiện. Chính cái yếu chỉ Chí Thiện là cái cốt lỏi trong đạo Nhân của Khổng giáo, và con người thì ai ai cũng thiện. “Nhơn chỉ sơ tánh bổn thiện” hay “nghĩa là con người khi mới sanh ra thì ai ai cũng thiện và thiện là tánh bản nhiên của con người cũng như tánh tự nhiên của nước là chảy xuống thấp vậy. Nói rõ hơn, nước không bao giờ chãy ngược lên cao và con người với tính bản nhiên thì luôn luôn vẫn thiện lành. Cái bản tính thiện lành bắt nguồn từ Thiên Lý này sau khi Mạnh Tử mất thì không còn ai theo đuổi học hỏi đến nơi đến chốn và khai triển tiếp tục do đó mà cái học Hình Nhi Thượng hay cái Tâm Truyền Khổng Mạnh đã bị mai một, cọng thêm vào sự thất lạc từ trước cái chương Cách Vật, mà Cách Vật tức “Vi thiện khử ác thị cách vật” có nghĩa là bỏ đi cái ác làm điều thiện là Cách Vật vậy. Cách Vật đã mất trước, và sau này phần tâm truyền của Mạnh Tử cũng mai một luôn, nghĩa là phần Thiên Lý là bản chất Thiện trong Mệnh và Tính của con người đã bị lãng quên, như vậy cả hai cái chìa khóa quan trọng để giúp cho hậu nho mở cửa bước vào hành trình dụng công nhập thế đã mất cả, thảo nào mà qua các triều đại Tần Hán, Tam Quốc, Lục Triều, Tùy Đường, hậu nho đã bị chông chênh như thuyền không lái vì cái cốt lỏi đạo Nhân trong Khổng giáo hầu như không còn ai mang theo và thực hành đúng mức trên con đường được gọi là phục vụ nhân sinh hay nhập thế. Nhiều hậu nho đã chạy theo tư tâm làm theo tư dục; vì thế nên mới có Tuân Tử, Lý Tư, Hàn Phi. Chính các vị này đã đề ra cái Tính Aùc và cái học thuyết chuyến trị về mặt hình pháp tạo thành cái chính trị chuyên chế của nhà Tần và gây ra cái họa đồng môn ám hại lẫn nhau dẫn đến việc đốt sách chôn học trò cũng như làm nảy sinh ra cái học “huấn hổ”, tìm nghĩa, tầm chương, trích cú của Hán Nho để rồi về sau hậu nho hầu như ít ai còn để ý đến phần Phối Thiên hay Tâm Truyền của Khổng giáo. Hậu nho, đặc biệt là sau thời Đông Hán thì hầu như không còn ai chịu tìm tôi và hiểu biết tận tường cái ý nghĩa của Kinh Dịch, sách Đại Học và Trung Dung. Chính vì lý do này mà mỗi người với tư tâm và do tư dục lại bàn mỗi cách, do đó mà cái tông chỉ Khổng giáo ngày càng bị sai lạc quá nhiều, hậu nho hầu như chỉ còn thiên về khoa cử, từ chương, thi phú gây thành cái học hư văn. Sở dĩ cái học trở thành hư văn hay từ chương, thi phú, khoa cử, đó chẳng qua là do cái hậu quả của việc không nắm bắt được phần giáo lý cao siêu của Khổng giáo nhằm đem Nhơn Đạo để hòa với Thiên Đạo, cũng như cái tông chỉ Thiên Lý là bản tính của con người, mà Thiên Lý là Chí Thiện thì con người do đó bản tính cũng vốn thiện. Không nắm bắt được cái bản tính vốn thiện của con người do cái học Hình Nhi Thượng của Khổng giáo đã bị thất truyền và phần Cách Vật trong sách Đại Học đã bị mất đi, vì thế mà hậu nho khó có thể tu thân để nhập thế hay tu thân qua nhập thế đúng theo tông chỉ cua Khổng giáo, phải đợi đến đời Minh với Vương Thủ Nhân là người đã được khai thị và ngộ nhập bí pháp giáo truyền của Khổng Tử, được biết qua Thiên Đại Học Vấn mà các môn đệ của Vương Thủ Nhân đã có công ghi và còn lưu lại. 2. THIÊN ĐẠI HỌC VẤN: Nhiều danh nho quan tâm đến Khổng giáo nhận thấy sự thất lạc chương 5 trong sách Đại Học quả là một sự mất mát to lớn gây nhiều tai hại đến cách tu thân và nhập thế của các Nho gia. Vấn đề cần thiết đặt ra là phải làm sao hiểu rõ và diễn giải được hai chữ Cách Vật theo ý của Thánh Hiền để bù đắp vào sự mất mát đó. Để giải quyết vấn đề, cho mãi đến hơn một ngàn năm sau, vào thời Tống Nho mới có hai anh em họ Trình là Trình minh Đạo và Trình y Xuyên làm được việc này, dù rằng không đầy đủ nhưng cũng đã tạo tiền để cho việc bổ cứu thêm vào chương Cách Vật. Theo Trình minh Đạo thì vật hay việc là gốc. Trình minh Đạo nói rõ rằng Thánh Nhân mừng là vì vật hay việc đáng mừng mà mừng. Thánh Nhân có giận là vì vật hay việc đáng giận mà giận. Có nghĩa là việc mừng hay giận của Thánh Nhân không phải do cái tâm của Thánh Nhân muốn, tức không phải cái tâm của Thánh Nhân bị động nhưng hệ trọng nhất là gốc ở vật vậy. Nói như thế có nghĩa là Trình Minh Đạo chủ trương lấy vật hay việc làm gốc. Tiếp theo Trình minh Đạo là ý kiến của bào đệ ông tức Trình Di hay Trình y Xuyên. Theo Trình y Xuyên thì mỗi vật hay việc đều có cái Lý của nó. Cái Lý đó của vật, thì ở người được gọi là Tính hay Mệnh. Cả ba Lý, Tính, Mệnh theo Trình y Xuyên đều không khác nhau, mà theo ông thì cùng Lý tức tận Tính mà tận Tính là Tri Thiên Mệnh hay đạt được Thiên Đạo, có nghĩa nếu con người cố công tìm hiểu tận cùng cái Lý của sự vật cũng như tìm lại cái bản thể của mình tức cái Tính của mình thì con người sẽ thấy rõ trong cái Lý của sự vật hay trong cái Tính của mình luôn luôn có cái Thiên Lý, mà cũng có thể gọi là cái Thánh Tâm ở trong đó. Nói rõ hơn, bàn về Cách Vật thì Trình minh Đạo có lập luận căn cứ vào hậu thiên, tức chú ý về tướng, lấy vật hay việc làm gốc. Còn Trình y Xuyên lập luận dựa và Tiên thiên, chú trọng đến Lý hay Tính. Cả hai anh em có ý kiến bổ túc cho nhau và cuối cùng ý kiến của Trình y Xuyên được nho giáo đời sau tiếp nối rõ hơn. Tóm lại, trong quan điểm về Cách Vật, họ Trình thật sự có đưa ra cái ý kiến định vị được cái vật hay cái việc, như Trình minh Đạo đã làm và cũng có chỉ rõ cái Lý của vật hay cái Tính của người như Trình y Xuyên đã dạy. Mặc dù vậy hai anh em nhà họ Trình vẫn chưa giải rõ được chữ “Cách” mà phải đợi đến nho giáo thời Minh, Vương Dương Minh mới làm sáng tõ ra hết ba khâu quan trọng trong việc tu thân, đó là Cách Vật. Trí Tri và Thành Ý. Xin trước tiên được nói về Cách Vật. a. Cách Vật: Vương Dương Minh có định nghĩa rõ chữ cách vật trong Ngữ Lục, III. Theo Vương Dương Minh thì: “Vô thiện vô ác thị chi tâm thể, hữu thiện hữu ác thị ý chi động, tri thiện tri ác thị lương tri, vi thiện khử ác, thị cách vật.” Nghĩa là không thiện không ác là cái thể của tâm, có thiện có ác là sự động của ý, biết thiện biết ác là lương tri, làm thiện bỏ ác là cách vật. Như vậy, cách vật theo tông chỉ tu thân của Vương Dương Minh có nghĩa là bỏ ác làm thiện. Đây là nghĩa thứ nhất mà cũng là cái nghĩa quan trọng nhất trong việc tu thân của Khổng giáo. Còn một nghĩa thứ hai vi diệu hơn xin được bàn đến sau, ở phần kết luận. Tóm lại, theo tông chỉ tu thân của Vương Dương Minh trong Ngữ Lục, III thì Cách vật có nghĩa là “làm thiện bỏ ác.” b. Trí Tri: Hai chữ Trí Tri cần phải được định nghĩa rõ từng chữ một. Trước tiên là chữ Trí, kế đến là chữ Tri. *Trí: có nghĩa là đến, và được hiểu như đến đó, đến như vậy, đến tận cùng, đến đó là hết. Nói rõ hơn là đến, là tới cái nguồn gốc của sự vật, của hành động, của giác tri. Chữ Trí ở đây được dùng không khác ý nghĩa của chữ Trí trong Trí Vô Đối của đạo Cao Đài hay chữ Trí trong Trí Bát Nhã của đạo Phật. *Tri: có nghĩa là lương tri. Đây là lương tri mà Đức Mạnh Tử đã dạy trong Ly Lâu, Hạ rằng: “Nhân chi sở bất học chi năng giã, kỳ lương năng giã; Sở bất lự nhi tri, kỳ lương tri giã.” Nghĩa là người không có học mà làm được, làm giỏi là do lương năng; người không tư lự snghĩ mà biết được rõ rệt, tinh tường, không sai lạc là do cái lương tri đó. *Trí Tri hay Trí Lương Tri: Hai chữ Trí Tri không có nghĩa là mở rộng cái tri thức ra, mở rộng cái hiểu biết ra, mở rộng cái tri kiến thế gian ra như nhiều hậu nho thường hiểu. Trí Tri hay Trí Lương Tri có nghĩa là đi đến cái lương tri, đạt tới cái lương tri, mà luơng tri có nghĩa là biết thiện biết ác (Tri thiện tri ác thị lương tri Ngữ lục, III) Như vậy, Trí Tri có nghia là đạt đến cái “biết thiện biết ác”, đó là cái biết có nguồn gốc tự nhiên mà như Chu Hối Am hay Chu Hi, một danh nho đời Tống đã gọi “lương” là “tự nhiên” vậy. Tóm lại, Trí Tri Cách Vật hay Trí Tri tại Cách Vật có nghĩa là đến và thấy biết rõ cái bản chất thiện của mọi sự vật cũng như cái bản tính thiện của mọi chúng sinh. Chúng sinh với lương tri lương năng tự nhiên là thiện vì thế nên nghĩ thiện, nói thiện, làm thiện. Đó là nói về cái bản chất có nguồn gốc từ Thiên Lý. Dù vậy, qua thời gian chạm cảnh nhập duyên, con người thường thì ai cũng có cái tập tâm, tập nhiểm gây ra bởi cái dục tình hay cái tư tâm tư dục nên đã lần lần quên mất đi cái bản chất hay cái thiên mệnh lành thiện của mình. Chính vì lý do này mà con người cần phải dụng cái công phu ở lương tri để phục hồi khả năng cách vật, tức cố công tu thân để thấy rõ rồi trở về với cái hiểu biết tận tường thiện ác, và bỏ ác hành thiện. Hành Thiện có nghĩa là nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện. Hành Thiện là Thánh Tâm nói theo Khổng giáo và theo Phật giáo thì đó là Phật Tánh. Thánh Tâm hay Phật Tánh cả hai không khác. Khổng giáo tu là để trở về với thánh tâm cùng với mục đích Phối Thiên cũng như Phật giáo tu là để trở về với Phật tánh và để đạt quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tức quả Phật. Cả hai đều do Hành Thiẹân mà có, như đã được trình bày trong thánh thư của Khổng giáo và kinh kệ của Phật giáo. Đến đây, xin được nói về cách tu để đạt thành Phật quả của Phật giáo mà cũng là Thánh quả của Khổng giáo. Cả hai có tương quan mật thiết. Nói hai là nhìn cách dụng công. Nói một là nhằm nơi kết quả đạt đến. Như vậy cả hai tuy hai mà một và một sẽ được tìm thấy ở đạo Cao Đài. B. CÁCH TU THÂN CỦA PHẬT GIÁO: Phật giáo dạy tu chú trọng tiên thiên (essence) hơn hậu thiên, đặt tầm quan trọng về thể hơn là dụng, vì thế nên giáo lý đạo Phật nói tu tâm nhiều hơn là dạy tu thân dù rằng thân tâm là một, mà nếu không có thân hiển lộ thì không làm sao nói đến tâm được. Dù vậy, nếu đem so với Khổng giáo thì đây chỉ là cách dụng công khác nhau giữa Phật giáo và Khổng giáo mà thôi, vì tu tâm không gì khác hơn là để tu thân (tiên chính kỳ tâm hậu tu kỳ thân), tức mục đích cuối cùng vẫn là tu thân, vì trong thân đó có tâm, nghĩa là cả hai thân và tâm, tuy nói là hai nhưng chỉ là một. Tổng quát mà nói thì nhìn bên ngoài tuy thấy Khổng giáo nhập thế và Phật giáo xuất thế, cách tu có khác, dù vậy, nếu nghiên cứu kỹ Kinh điển và thánh thư thì cả hai lại giống nhau. Xin trước tiên được trình bày sự giống nhau giữa Khổng giáo và Phật giáo bằng cách nhìn lại điển tích và Kinh Kệ của đạo Phật. 1. ĐIỂN TÍCH: Trong điển tích của Phật giáo có một câu chuyện thật như sau thường được người đời nhắc đến cũng như những bậc tôn túc của đạo Phật dùng để chỉ dạy phật tử tu hành. Câu chuyện xảy ra vào đời Đường bên Tàu. Chuyện kể rằng thuở ấy có một vị văn quan tên là Bạch Lạc Thiên tức đại thi hào Bạch Cư Dị. Bạch Cư Dị là người đã nổi danh trên thi đàn không những ở trong nước Tàu mà sau này còn lan truyền ra khắp cả năm châu. Nhân một hôm muốn học đạo, Bạch Cư Dị bèn tiụm đến một cao nhân là một thiền sư tên Ô Sào. Thiền sư Ô Sào sở dĩ có tên gọi như vậy là vì ngài không ở trong chùa hay trong nhà mà lại lấy cây lá lót và che trên một chẻn ba của một cây to để làm nơi tá túc. Chỗ ở này giống như cái tổ của một con quạ thế nên ông mới được người quanh vùng gọi là thiền sư Ô Sào vì thiền sư ở trên một nơi giống như ổ quạ. Dạch Cư Dị đến gặp thiền sư vào lúc thiền sư đang ngồi trên cây. Bạch Cư Dị mở lời bằng cách hỏi tại sao thiền sư không ở trong chùa mà lại ngồi chi ở trên cây nguy hiểm như vậy. Thiền sư trả lời rằng chỗ tôi ngồi không có nguy hiểm đâu. Chính chỗ ông đang ngồi (làm quan) mới là thập phần nguy hiểm đó. Bạch Cư Dị kế tiếp bắt đầu hỏi đạo. Ông nói với thiền sư Ô Sào rằng: - Không dám nào xin thiền sư nói cho tôi biết cách tu hành đúng theo Phật pháp. Thiền sư Ô Sào đồng ý, bảo Bạch Cư Dị lắng nghe và nói: “Chư ác mạc tác. Tín thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chi Phật pháp” có nghĩa là tránh làm việc ác, chỉ nên làm những điều thiện, thanh tịnh tâm ý, đó là Phật pháp.” Bạch Cư Dị sau khi nghe xong bèn nói với thiền sư Ô Sào rằng: “Tưởng gì chớ những điều ông vừa nói thì đứa con nít tám tuổi cũng biết!” Thiên sư Ô Sào ôn tồn với giọng nhắc nhở nói với Bạch Cư Dị: - Đúng, ông nói đúng. Đứa con nít tám tuổi cũng biết nhưng ông già tám mươi tuổi cũng làm chưa xong. Câu chuyện trên đây giữa thiền sư Ô Sào và ông Bạch Cư Dị cho thấy theo Phật pháp thì tu là chỉ làm những điều thiện và tránh những điều ác, đồng thời giữ tâm ý thanh tịnh. Đây là Phật pháp, là giáo lý nhà Phật chỉ rõ tu thì không gì khác hơn là phải tránh ác và làm thiện. Giáo lý dạy tu bằng cách tránh ác làm thiện này còn được nói rõ hơn trong kinh kệ của đạo Phật. 2. KINH KỆ Kinh Kệ Phật giáo thì rất nhiều và rất cao siêu. Tất cả nhằm vào việc dạy tu để đạt giải thoát. Muốn đạt giải thoát, Phật tử phải trước tiên giác ngộ, kiến tánh rồi mới có thể thành Phật. Thành Phật, theo giáo lý Phật giáo là đạt đến quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác được nói đến trong nhiều Kinh Phật, nhưng đặc biệt là ở Kinh Kim Cang. Trong Kinh Kim Cang, để đạt quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tức thành Phật, đức Phật thích Ca có nói rất rõ tại chương 23 của quyển Kinh này như sau: “Phục thứ Tu Bồ Đề! Thị pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ, thị danh A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề. Dĩ vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả, tu nhất thiết thiện pháp, tức đắc A Nậu Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề. Tu Bồ Đề! Sở ngôn thiện pháp giả, Như Lai thuyết tức phi thiện pháp, thị danh thiện pháp.” Nghĩa là: Lại nữa Tu Bồ Đề, pháp ấy bình đẳng không có cao thấp, tên gọi là VôThượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Do không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, và nhất thiết là lo tu thiện pháp thì sẽ đạt được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Này Tu Bồ Đề! Pháp lành đã nói đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp lành ấy gọi là pháp lành. Tóm lại, tại chương 23 Kinh Kim Cang, đức Phật Thích Ca có dạy rõ muốn đạt được quả Phật thì nhất thiết là phải tu những pháp lành. Nói rõ hơn, bất cứ ai, bất cứ người tu nào, nếu không làm lành lánh dữ thì dù có tu cách nào, tu đến như thế nào thì cũng không sao thành Phật được. Như vậy, với Kinh Kim Cang được mệnh danh là “Kinh Vua” mà cũng là quyển Kinh ấn tâm của Phật giáo Thiền Tông hiện tại, thì để được quả Phật người tu trước tiên và nhất thiết là phải làm lành lánh dữ. Lời dạy này trong Kinh Phật nếu xem kỹ ra thì cũng chẳng khác nào lời dạy của Khổng giáo trong thánh thư Đại Học và Đại Học Vấn. Hai quyển thánh thư này cũng dạy nho gia và người đời nếu muốn đạt đến Thánh Tâm và cuối cùng Phối Thiên thì phải Trí Tri Cách Vật nghĩa là phải làm thiện bỏ ác (chư ác mạc tác, tín thiện phụng hành) Kết luận, muốn tu để thành Thánh hay thành Phật thì người tu nhất thiết phải thực hành thiện pháp. Thực hành thiện pháp có nghĩa là làm lành tức lo tu phước. Thực hành thiện pháp còn có thêm một nghĩa thứ hai nữa đó là phải nghĩ lành tức tâm phải lành. Tâm lành theo chương 23 của Kinh Kim Cang, đó là tâm không còn có chấp ngã chấp pháp, là tâm hoàn toàn tham tịnh. Muốn có tâm thanh tịnh, vô ngã vô pháp theo đạo Phật cũng như chánh tâm, thành ý theo đạo Khổng, người tu phải cố gắng dụng công để lo tu huệ. Có tu phước trước, vì tu phước dễ tu hơn, rồi sau lo tu huệ, vì tu huệ khó hơn, hoặc phước huệ song tu thì người tu mới đạt quả Thánh cũng như quả Phật được. Hai quả này, cũng như hai cách tu này, Kinh Kệ và giáo lý đạo Cao Đài có dạy rất rõ, căn cứ vài căn cơ và đặc biệt là hoàn toàn đựa trên sự chuyển hóa tâm thức qua các giai đoạn phát triển tâm linh của một đời tu. Xin được bàn đến giáo lý của đạo Cao Đài ở phần kết luận để chỉ rõ nếu muốn được quả Thánh hay Phật thì trước tiên phải “Trí Tri Cách Vật” như nói theo đạo Khổng hay “tu nhất thiết thiện pháp” như nói theo đạo Phật, và kế đến là phải “Chánh Tâm Thành Ý” theo đạo Khổng hay “Tịnh Tâm Vô Ngã Vô Pháp” như đạo Phật. C. CÁCH TU THÂN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI: 1. ĐẠO CAO ĐÀI MỘT TÂN TÔN GIÁO: Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập tại Việt Nam tính đến nay đã 82 năm. Nói đạo Cao Đài một tân tôn giáo vì trước tiên căn cứ vào tông chỉ và giáo lý. Thứ đến, nói đạo Cao Đài tân tôn giáo là do nơi cách tu. * * * * * Đạo Cao Đài có một cách tu riêng biệt, phát xuất từ cách tu của Tam Giáo nhưng không hoàn toàn giống bất cứ một tôn giáo nào trong Tam Giáo. Cách tu của đạo Cao Đài có thể hướng dẫn tất cả mọi người, thuộc mọi thành phần trong xã hội, già trẻ bé lớn, ai cũng có thể tu được. Đặc biệt là cách tu này mặc nhiên chú trọng vào những giai đoạn mà con người có thể tu trong cuộc đời. Cách tu của đạo Cao Đài nhằm trước nhất giúp đở mọi người sống hạnh phúc chết bình an, làm sao để con người lúc sống được tự tại an vui, và sau khi chết đi rồi thì tránh khỏi tam đồ lục đạo, dễ trở lại kiếp làm người. Cuối cùng, chính cách tu này có mục đích tối thượng là hướng dẫn mọi người nếu không giải thoát được hoàn toàn để đạt được Thánh quả tại thế gian và Tự Tánh Niết Bàn sau khi chết thì ít nhất cũng được siêu thăng một trong chín tầng trời đến vị. Đây là tông chỉ và mục đích của đạo Cao Đài. * * * * * Về tông chỉ, mặc dù nói là một Tân Tôn giáo nhưng đạo Cao Đài có tông chỉ và giáo lý Tam Giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhứt, tức là trong giáo lý của đạo Cao Đài có đủ tinh túy giáo lý của Tam Giáo nên mới gọi là qui nguyên, và tông chỉ của đạo Cao Đài chú trọng về Ngũ Chi Đại Đạo, trong đó Nhơn Đạo là mối đạo khởi đầu lại là phần quan trọng nhất mà Khổng giáo hơn 2,500 năm qua đã đề xướng, chủ trương và cố công truyền bá. Có thể nói phần quan trọng mà đạo Cao Đài tiếp nối, hay nói rõ hơn là phục hưng Khổng giáo, đó là “Nhơn Đạo”. Đây là phần rõ nét nhất cho thấy Cao Đài giáo và Khổng giáo có nhiều điểm giống nhau về thể pháp, đặc biệt là cách tu thân vào một giai đoạn nhất định nào đó của một đời tu. Như vậy, muốn hiểu một phần nào cách tu thân của đạo Cao Đài thì nên nghiên cứu thật kỹ cách tu thân của Khổng giáo. Nói khác hơn, muốn tìm hiểu đạo Cao Đài thì điều cần thiết trước tiên là phải hiểu rõ Khổng giáo. Cũng vậy, muốn hiểu rõ Khổng giáo tức thấy rõ được phần Hình Nhi Thượng là phần tâm truyền cao siêu của Khổng giáo tạo cơ duyên thể nhập được ý chỉ Phối Thiên của đạo Khổng thì điều quan trọng là phải thẩm thấu diệu lý thâm sâu của đạo Phật. Nói rõ hơn, nếu chưa trực giác được diệu lý Phật pháp thì khó lòng thể nhập được chân lý mà Khổng Tử muốn tâm truyền, cũng như có hiểu rõ được Trí BaÙt Nhã và Lý Bất Nhị của đạo Phật thì mới có thể thấy diệu lý cao siêu mà Đức Lão Tử đã đề ra Chương 1 và Chương 2 là hai chương quan trọng của Đạo Đức kinh. Tóm lại, Khổng giáo hay Lão giáo thì nói Thánh tâm, Phật giáo lại nói Phật tánh. Dù Thánh tâm hay Phật tánh, cả hai cũng đồng cùng nhau, như nhau không có gì khác biệt. Với chín đức tánh của Phật được nói rõ trong Phật pháp thì Đức Lão Tử hay Đức Khổng Tữ cũng dạy Thánh tâm không khác, nếu mọi sự cứu xét về giáo lý Lão giáo và Khổng giáo được tường tận, nhất là trực giác để thẩm thấu và lý hội được những lời dạy trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử và Kinh Dịch cũng như Sách Đại Học và Trung Dung của Khổng giáo. Lão và Khổng dạy Thánh Tâm, Phật thì dạy Phật tánh. Cả hai Thánh Tâm và Phật TaÙnh thì trong giáo lý đạo Cao Đài đều có dạy, và dạy cả cách tu. Người tín đồ Cao Đài tu Thánh Tâm hay Phật TaÙnh vào những giai đoạn gần như nhất định nào đó của cuộc đời mình, hoặc tu trọn đời tu. Nói như thế với hàm ý rằng tông chỉ và giáo lý của đạo Cao Đài là quy nguyên vì trong đó có cả phần tinh túy giáo lý và tông chỉ của Tam giáo, chỉ có khác một điều là cách tu mà thôi. Nói rõ hơn, về việc tu hành thì đạo Cao Đài với giaó lý không khác Tam giáo, nhưng cách tu lại có khác. Chính chỗ khác này mà có người lại bảo rằng đạo Cao Đài có cách tu không cao siêu. Bằng cớ là người tín đồ Cao Đài vẫn có gia đình vợ con, vẫn để râu để tóc, sống tại gia, sinh hoạt tại thế, v.v. như vậy thì đâu có thực hành cái “hạnh từ bỏ” cao siêu như đạo Phật. Tuy nhiên, nếu muốn thấy và biết cho rõ thì thật ra có những điều cần phải cứu xét tận tường và trước tiên xin bàn đến cách tu của đạo Cao Đài đối với cách tu của Phật giáo qua quyển “Thiếu Thất Lục Môn” của đạo Phật. * THIẾU THẤT LỤC MÔN: Đây là một quyển sách được bảo là của đức Bồ Đề Đạt Ma viết ra. Dù vậy, cho mãi đến ngày nay, ai là tác giả của quyển sách này vẫn còn là một đề tài nghiên cứu. Dù sao đi chăng nữa thì quyển sách này vẫn ở trong tàng kinh của Phật giáo được Thiền Tông dùng để giảng dạy Phật pháp và được dịch ra là “SaÙu cửa vào động Thiếu Thất” do Trúc Hiên, và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Xuất bản năm 2000 tại Sàigòn. Cứ theo Thiếu Thất Lục Môn thì tại cửa thứ sáu với danh đề là “Huyết Mạch Luận”, nơi trang 157-158 có nói như sau: “Nếu thấy tâm mình cũng là Phật, không cần cắt tóc cạo râu, Hàng Aùo Trắng vẫn là Phật”. Mà hàng áo trắng được ghi ở quyển sách này thì đó là những người tu ở tại gia. Như vậy, có nghĩa là tu tại gia cũng có thể thành Phật, chớ không nhất thiết phải xuất gia hay tu ở chùa mới thành Phật được. Những gì vừa được nói ra trên đây thật ra không hàm xúc ý nghĩa coi nhẹ hay hạ thấp việc xuất gia. Dù vậy, phải nhìn nhận quyển Thiếu Thất Lục Môn đã truyền đạt một phần giáo lý thật cao siêu của Phật giáo, vì như Phật đã nói là “Phật tức tâm, tâm tức Phật” hay “Tâm, Phật, Chúng Sanh, tam vô sai biệt” mà Luỳc Tổ Huệ Năng lập lại rất rõ trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Chương 2 Bát Nhã: “Một niệm tỉnh là Phật, một niệm mê là chúng sanh” hay “không tu tức là phàm, một niệm tu hành, tự thân đồng với Phật”, và Ngài đã hoàn toàn giác ngộ làm Tổ trong khi vẫn còn để tóc, để râu sống chung với bọn thợ săn, hoàn toàn còn trong cuộc đời thế tục. Nói rõ hơn, theo như những lời Phật đã dạy, theo như những gì Lục Tổ đã nói, cũng như theo Thiếu Thất Lục Môn thì Phật ở tự tâm của mỗi một con người, chỉ cần thấy Tánh thành Phật chớ chẳng cứ xuất gia hay tại gia. Thật vậy, nếu thân xuất gia mà tâm tại gia thì có khác nào thân tâm như vẫn tại gia. Xuất gia là xuất thế tục gia, phiền não gia và tam giới gia. Nếu đã xuất thế tục gia mà phiền não gia chưa xuất được thì quả giải thoát không làm sao thành được. Người phật tử đạt được quả giải thoát hay không là do ở nơi minh tâm kiến tánh, tức phải thấy Tánh mới có thể thành Phật được, cũng có nghĩa là Phật ở tại tâm chớ Phật không ở đâu xa cả. Phật là tâm, tâm là Phật. Phật là chúng sanh, chúng sanh là Phật mà trong đạo Cao Đài Đức Chí Tôn có dạy: “Thầy là các con, các con là Thầy”, cũng như với Khổng giáo thì Người và Trời cũng chỉ là một mà thôi, vì thế nên sách Trung Dung mới viết “Tư tri nhân bất khả bất tri Thiên” hàm súc ý nghĩa Trời người không khác, Trời ở tại người cũng như Phật ở tại tâm vậy.
Tóm lại, trong việc con người đạt đạo, đến được cõi Trời hay cõi Phật không thể có sự phân biệt là xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ. Chính cũng trong quyển Thiếu Thất Lục Môn lại có nói rõ là “nếu thấy tánh thì chiên đà-la cũng thành Phật được”, mà chiên đà-la là hạng người hèn mạt nhất ở Aán Độ, được coi như con vật, ai thấy cũng phải tránh xa ra vì sợ bị nhiểm do những người này chuyên sống với nghề hàng thịt, giết trâu bò, thế mà cũng có thể thành Phật được, như vậy thì lựa là phải phân biệt tu xuất gia hay tu tại gia, mà tu tại gia có dễ hơn xuất gia không? Nếu dễ hơn thì tại sao người đời lại nói “nhứt tu thị, nhị tu gia, thứ ba tu chùa” có nghĩa vào chùa thì dễ tu hơn vì ít có duyên thế gian, chuyện trần tục, chuyện thi phi. Cũng vậy, nói về thị phi, thì những gì được viết ra trên đây không có nghĩa là để bàn chuyện thị phi, hay cố tạo sự luận bàn với tâm thế gian trần tục. Những điều cần phải nói rõ không có nghĩa là muốn nói đúng nói sai, nói phải nói quấy, nói tốt nói xấu, đề cao cách tu này hay hạ thấp cách tu khác. Mục đích của việc trình bày là cốt để nói rằng cách tu nào cũng chịu phần ảnh hưởng của những điều kiện chủ quan lẫn khách quan, hoặc cũng do nơi căn cơ mà thôi. Vậy, đừng phân biệt cao thấp. Ai tu thành Thánh, thành Phật được là đạt được Đạo. Cách tu chỉ là phương tiện mà thôi. Phật đã dặn rõ là qua sông rồi thì còn ôm chiếc đò theo mãi làm gì. Điều cần thiết là làm sao Phối Thiên được, giải thoát được, chớ đừng nên bỏ công vào việc bàn luận cao thấp, xuất gia hay tại gia, chỉ có làm hại cho cái tâm đạo của mình thôi. Người tu phải làm sao cố gắng chuyển tâm để thành Phật. Nói về vấn đề chuyển tâm, cũng như khi nói đến chuyển tâm chớ không chuyển cảnh để thành Phật thì không thể quên được những gì mà Phật đã dạy trong kinh Duy Ma Cật. * KINH DUY MA CẬT: Kinh Duy Ma Cật còn được gọi là Kinh Tịnh Danh hay Kinh Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát. Đây là một đại tác phẩm của Phật Giáo Đại Thừa trình bày giáo pháp tu trì của đạo Phật qua các cuộc tranh luận giữa những đại đệ tử của đức Phật Thích Ca cùng một cư sĩ tại gia. Điểm đặc biệt của Kinh Duy Ma Cật là nhân vật chính trong Kinh này không phải là một vị Thanh Văn, Duyên Giác hay Bồ TaÙt hoặc Phật mà là một trưởng giả tại thế gian. Vị trưởng giả này tên là Duy Ma Cật, một cư sĩ, một bạch y vào thời đức Phật Thích Ca còn tại thế. Ông ở tại thành Tỳ Đa Li (Vaishali) thuộc vùng đông bắc Aán Độ. Ông là một thương gia giàu có và sinh hoạt bình nhật cũng như bao nhiêu thường nhân khác. Ông cũng có vợ con, có gia đình, có họ hàng cha mẹ, bạn bè và công việc làm ăn với đời sống không khác đa số quần chúng thế gian. Ông là đại diện cho giới cư sĩ, chỉ tu tại gia nhưng am tường Phật pháp và quyết tâm giải thoát mặc dù không lìa hẳn gia đình để vào chùa tu như bao nhiêu người xuất gia. Nói rõ hơn, ông chỉ là một cư sĩ và chỉ tu tại gia mà thôi. Đối với những người tu tại gia thì dưới mắt Phật họ đều có thể thành Phật được cả. Đức Phật có dạy rằng tất cả người tu, dù tại nhà hay ở chùa, dù cư sĩ hay tu sĩ, tất cả đều có thể được giải thoát như nhau, và ngay cả trong cõi đời này. Qua Kinh Duy Ma Cật, Phật khẳng định không phải chỉ có những người xuất gia mới thành Phật được, mà những người tu tại gia, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, già trẻ, hễ bất cứ ai dứt được phiền não, diệt trừ được vô minh để giác ngộ thì cũng có thể giải thoát, cõi Phật sẽ hiện ra ngay với họ, ngay cả khi họ vẫn còn sống tại cõi đời này. Nói khác hơn là việc đạt đến quả vị Phật không hề chỉ dành riêng cho bất cứ một người nào. Bất cứ ai, dù tu bất cứ ở đâu, nơi núi non rừng rậm, ở nhà hay ở chùa, nếu có đủ từ bi, trí tuệ, công bình, giác tha, nhẫn nhục, hỉ xả và tâm thanh tịnh với ý chí tinh tấn tu hành thì thảy đều có thể thành Phật. Nói rõ hơn, việc ông Duy Ma Cật mặc dù là một cư sĩ tại gia, vẫn có vợ con, quyến thuộc bạn bè nhưng được đức Phật đưa lên làm nhân vật chính trong kinh là cốt ý để nói với đại chúng rằng những người có vợ con, còn để tóc râu, chưa hẳn đạo tâm và Phật pháp thua kém những bậc Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát như những đại đệ tử của đức Phật. Bằng chứng là những vị đã bước vào hàng Thanh Văn như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nan, Tu Bồ Đề v.v. và những vị đã ở trong hàng Bồ Tát như Di Lặc, Đồng Tử Quang Nghiêm, Trì Thế v.v. tất cả đều không dám đến gặp ông Duy Ma Cật vì ông Duy Ma Cật có đạo tâm, đạo lực rất cao, thông hiểu rất sâu về thật tướng, cũng như giảng nói rành mạch những điểm trọng yếu của các pháp môn vì thế mà các vị ấy không dám lãnh trách nhiệm đi thăm tức không dám đến gặp. Như vậy, việc tu tại gia hay xuất gia để có năng lượng từ bi, tâm bình đẳng và trí hữu sư cũng như vô sư là vấn đề đừng nên chấp chặt. Đó chẳng qua là vì hoàn cảnh riêng cũng như căn cơ sẵn có của mỗi người thôi. Vấn đề quan trọng để được giác ngọâ, tức xa lìa được phiền não, tận diệt được vô minh không hẳn là do chuyển cảnh mà cốt ở chuyển tâm. Nói khác hơn, như phẩm Phật Quốc và phẩm Phương Tiện của kinh Duy Ma Cật đã nói rõ việc đạt đạo hay không là nhất thiết do chuyển tâm chớ không phải hoàn toàn nhờ chuyển cảnh. Đến đây, một lần nữa, có một điều cần phải minh định tận tường, là những gì đã được rút ra từ Kinh Duy Ma Cật không có nghĩa là để bài bác hay phủ nhận tính cách cao cả của việc xuất gia, vì xuất gia nhất là cạo đầu xuất gia đối với giới phụ nữ là một quyết định và hành động đầy dũng lực thực hành Bi Trí Dũng. Hơn thế nữa, lợi ích của việc xuất gia là ở vào nơi thanh tịnh như chùa chiền, am tự thì việc tu hành sẽ được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu thân xuất gia mà tâm vẫn tại gia thì chi bằng cứ ở lại tại gia, lo chuyển tâm chớ đừng chuyển cảnh. Người tu dù đã xuất thế tục gia tức rời nhà vào chùa ở, nhưng nếu chưa xuất được phiền não gia thì cũng không làm sao có đạo tâm thanh tịnh để có được diệu quan sát trí, bình đẳng tánh trí như vậy thì đại viên cảnh trí vẫn còn ở tít mù xa, có nghĩa là không làm sao vào cõi Phật được. Nói rõ hơn, đã đành xuất gia là một quyết định và hành động đầy dũng lực, dù vậy cũng chớ nên xem việc tu tại gia là còn kém cỏi. Thánh Phật ở tại tâm chớ không do nơi cảnh. Về việc tu xuất gia hay tu tại gia thì người tu và kể cả người chưa tu, nên nhớ chỉ xem như là một thể pháp làm phương tiện giúp đỡ việc tu. Có xuất gia được là điều đáng mừng, nhưng nếu đã xuất gia rồi hay dù vẫn còn ở tại gia chưa bước vào đường tu mà lấy xuất gia tại gia để làm điều so sánh hơn thiệt thấp cao thì cửa Thiên Đàng sẽ không bao giờ rộng mở, có nghĩa là cõi Phật sẽ không bao giờ đến được. Phật nói “chuyển tâm chớ không chuyển cảnh” có nghĩa là dù ở hoàn cảnh nào, dù ở nơi đâu, dù đã cạo đầu hay vẫn còn để tóc râu, vấn đề quan trọng là làm sao hết vô minh cho “tâm tức Phật” chớ cảnh chỉ là yếu tố trợ lực, chỉ có thể hỗ trợ giúp đỡ hay ngăn trở một phần nào đó việc tu hành mà thôi. Xuất gia hay tại gia, bất cứ ở nơi đâu, nếu tu hành đúng thì vẫn có thể đạt Đạo. Bằng chứng là Pháp Sư Aán Tông, vị trụ trì chùa Pháp TaÙnh ở Quảng Châu làmột tỳ kheo đã xuất gia thế mà vẫn tôn thờ một cư sĩ chưa cạo đầu xuống tóc để làm thầy, đó là Lục Tổ Huệ Năng. Bằng chứng này được nêu ra không nhằm mục đích đề cao cư sĩ hay người tu tại gia mà chỉ muốn nói rằng mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi người có mỗi căn cơ, tu tại gia hay xuất gia cũng vì hoàn cảnh hay căn cơ và cả hai đều có thể thành Đạo, đừng nên đem cao thấp luận bàn. Nếu nghĩ rằng tu tại gia thấp hơn, tu xuất gia cao hơn, thì đó chỉ có làm hại cho lòng từ bi và trí tuệ cũng như tâm bình đẳng của người tu mà thôi. Trong việc tu hành cũng như giữa các tôn giáo với nhau đừng nên phân cao thấp. Nếu nói ta cao người thấp thì ngay đó ta đã thấp rồi, cũng như Lục Tổ Huệ Năng đã dạy “nếu nói lỗi người thì lỗi ta liền có ngay tại đó” Đạo Cao Đài với tôn chỉ và giáo lý Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt đã thờ và đưa Tam Giáo kể cả Ki Tô Giáo về đúng vị trí. Đạo Cao Đài thờ cả Tam Giáo và Ki Tô Giáo không hề phân biệt việc vào chùa hay đến nhà thờ, kính Chúa hay lạy Phật. Đạo Cao Đài có cách tu với bước đầu hoàn toàn “Nhơn Đạo” nhưng cũng không hề quên Thánh Đạo, Phật Đạo hay Thiên Đạo. Cũng có người chưa thấu rõ hết đạo Cao Đài nên bảo rằng đạo Cao Đài không có xuất gia. Không phải như vậy. Nếu nghĩ như vậy thì chắc là chưa hiểu được yếu chỉ đã thành lời cam kết và lời thệ nguyện “cắt ái ly gia, phế đời hành đạo” mà trước mỗi khi muốn được thọ phẩm Lễ Sanh (Student Priest) để làm Đầu Tộc Đạo thì chức việc hương đạo là Chánh Trị Sự phải phát thệ điều này trước một vị giáo phẩm của Hội Thánh cử đến đề tìm hiểu và xác nhận tâm ý của chức việc muốn cầu phong. Cũng có người cho rằng đạo Cao Đài không có giới tu sĩ ly gia thoát tục. Điều này cũng không phải như vậy. Cũng giống như Khổng giáo, đạo Cao Đài cũng có tam thập lục Thánh, thất thập nhị Hiền và tam thiên Đồ đệ tức ba mươi sáu vị Phối Sư, bảy mươi hai vị Giáo Sư, ba ngàn vị Giáo Hữu trên phẩm Lễ Sanh. Tất cả những vị này đều trường trai và hoàn toàn “phế đời hành đạo”. Ngoài Tam Thập Lục Thánh, Thất Thập Nhị Hiền và Tam Thiên đồ đệ trong thành phần Hội Thánh, đạo Cao Đài còn có nhiều Thể Pháp và Bí Pháp khác nữa biểu trưng rõ rệt Nho Tông chuyển Thế để thực hiện giáo pháp tu trì trước tiên về phần Nhơn đạo rồi sau đó mới đến phần Thiên đạo. Đây là lý do mà tại sao trong chữ nho có câu: “Dục tu Thiên đạo, tiên tu Nhơn đạo. Nhơn đạo bất tu, Thiên đạo viễn hỉ!” Và trong tôn giáo Cao Đài, Thánh ngôn cũng có dạy như sau: “Sai lầm một thuở biết ăn năn, Năn nỉ lòng kia tự xét rằng, Rằng ở đời thì Nhơn đạo trọn, Tron rồi Thiên đạo mới hoàn toàn” Hay: “Một trời đất một nhà riêng. Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ hiền. Cầm mối thiên cơ lo cứu chúng. Đạo người vẹn vẽ mới thành Tiên” Có nghĩa là muốn thành Tiên, thành Thánh, thành Phật, không phải riêng tín đồ Cao Đài mà tín đồ của tất cả các tôn giáo cũng đều phải “Thành Nhơn” trước đã, vì một khi đạo làm người tức “Nhơn Đạo” mà chưa hành trì trọn vẹn thì việc tu Tiên, tu Phật chẳng qua chỉ như để “gãi ngứa ngoài da” mà thôi. Đây là lý do mà tại sao đạo Cao Đài trước mắt và dễ thấy nhất tại có cách tu “Nhơn Đạo!”. Theo đạo Cao Đài cũng như theo Khổng giáo thì tất cả con người vì đang tại thế nên khó ai có thể tránh khỏi ít nhiều nhập thế trước khi muốn xuất thế mà như một học giả có nhiều nhiệt huyết phục hồi Nho giáo cũng như đạo tâm đối với Khổng gíao, Lão giáo, Phật giáo là Nhân Tử BaÙc Sĩ Nguyễn văn Thọ đã viết trong Tinh Hoa các đạo giáo NXB Nhân Tử Văn California USA 2002 Trang Tựa III, IV như sau: “Có một điều lạ là muốn tìm ra con đường nội tâm, trước hết phải băng qua ngoại cảnh, trần hoàn, xác thân. Nói thế có nghĩa là phải hướng ngoại trước rồi mới hướng nội sau, phải đi ra Đời trước, rồi mới đi vào Đạo sau. Những con người muốn đốt giai đoạn, muốn tránh sự đời từ thuở còn thơ, rất là khó mà tìm được con đường nội tâm, vì lòng họ càng ngày càng luyến tiếc thế sự, luyến tiếc những thú vui trần hoàn, bị vằn vặt vì những khát khao không được thỏa mãn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Một căn do làm cho nhân loại khổ đau, chính là vì đã lãng quên mất giá trị vô biên của mình, dòng dõi sang cả của mình, tưởng rằng Trời, Phật xa cách mình. Có biết đâu rằng Trời, Phật hiện tiền trong đáy thẳm lòng sâu của mình. Trời, Phật chính là bản thể của mình, nhưng đã bị bụi bặm trần hoàn che phủ mất” Mà quả thật vậy. Nhiều người nói chung đã quên dòng giỏi sang cả của mình, cũng như không ít hậu nho nói riêng đã quên mất giá trị vô biên của Khổng giáo. Vì quên mất giá trị thực tiển và chân lý vi diệu của Khổng giáo nên nhiều nhà nho khi nhập thế đã không còn nhớ phải tiếp tục lo tu tập hay thực hành “Nhơn Đạo”, và cũng tại vì quên nên nho gia đã để cho lu mờ đi những gì mà Đức Khổng Tử đã dạy trong sách Đại Học và Trung Dung, cũng như đã không khai triển hay hiển dương được đúng mức phần cao siêu nhất trong Kinh Dịch khiến cho giáo lý Phối Thiên của Khổng giáo đến ngày nay hầu như hoàn toàn mai một và phương pháp hay cách tu thân của Khổng giáo cũng ngày lại lu mờ mà người đời còn thấy hay nhớ chăng chỉ là cách tận tình nhập thế của nhiều hậu nho chỉ vì lý do “Phụ mẫu chi dân” hay cao đẹp hơn một chút là “lương y như từ mẫu” mà thôi. Tu thân với Khổng giáo thật ra là một phương pháp tu toàn diện, gồm có cả tu thân lẫn tu tâm. Đây cũng là cách tu của đạo Cao Đài vì tại thế nên cũng khó tránh khỏi phần nào nhập thế. Rồi cũng chính vì tại thế nên trước tiên đạo Cao Đài phải thực hành “Nhơn Đạo” trong Ngũ Chi Đại Đạo, nghĩa là trước hết phải băng qua ngoại cảnh trần hoàn rồi mới đi vào nội tâm, tức phải hướng ngoại trước rồi mới hướng nội sau, nghĩa là phải đi ra Đời trước rồi mới vào Đạo sau, đúng như lời Đức Hộ Pháp đã dạy trong những đêm thuyết pháp 5/4, 9/4, 13/4, và 2/5 năm Kỹ Sữu 1949 tại Đền Thánh rằng: - Có biết Thể Pháp (hữu hình Đời) rồi mới biết Bí Pháp (Vô hình = Đạo) - Thể Pháp là cơ quan giải khổ. Bí Pháp là cơ quan giải thoát. - Thể Pháp của Đời và Bí Pháp của Đạo có liên quan với nhau. Nếu không nghe Đời thì không thể nào biết đến Đạo. - Phải ra Đời trước rồi mới vào Đạo sau. Tóm lại, cách tu của đạo Cao Đài theo Kinh, cơ và ngữ lục của Đức Hộ Pháp là phải ra đời rồi vào Đạo. Đây là cách tu với những đặc trưng riêng của đạo Cao Đài. Xin được bàn về cách tu của đạo Cao Đài, một cách tu thân bắt nguồn từ Tam Giáo nhưng lại có những đặc trưng riêng biệt. 2. CÁCH TU THÂN THEO KINH CƠ VÀ NGỮ LỤC CỦA ĐẠO CAO ĐÀI: Giáo lý đạo Cao Đài dạy tu thân được thấy qua Kinh cơ và ngữ lục. Kinh kệ cũng như Thánh ngôn tại đàn cơ do Đức Chí Tôn giáng trần trong đêm khai đạo 14 tháng 10 năm Bính DaÀn (19 -11-1926), cọng thêm ngữ lục của Đức Hộ Pháp có dạy rất rõ về việc tu thân, nói rõ hơn là tu Nhơn Đạo và Thiên Đạo. Thật vậy, trong Kinh Niệm Hương và Kinh Khai Kinh có những đoạn như sau: “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp. . . . . . . . . . . . . . . Và: Trong Tam giáo có lời khuyến dạy, Gốc bởi lòng làm phải làm lành. Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành, Từ Bi Phật dặn: Lòng thành lòng nhơn. Phép Tiên Đạo: Tu chơn dưỡng tánh.” . . . . . . . . . . Các câu kinh vừa nêu trên cũng như Thánh giáo và ngữ lục sẽ được ghi ở phần kế tiếp theo sau chỉ rõ cho tín đồ đạo Cao Đài cách tu thân tu tâm được phân ra làm hai phần, gồm có tu thân là phải hành thiện giống như giáo lý Khổng giáo và Phật giáo, và tu thân tâm là phải có lòng thành, cũng không khác Khổng Phật. Xin được trình bày cách tu thân và tu thân tâm của đạo Cao Đài qua hai phần nói trên. a. Tu thân là hành thiện: Trong bài Khai Kinh của Kinh cúng tứ thời có hai câu như sau: “Trong Tam Giáo có lời khuyến dạy, Gốc bởi lòng làm phải làm lành” Có nghĩa tu thân thì cái gốc là phải làm thiện làm lành. Đây là điểm trước tiên cho thấy đạo Cao Đài cũng giống như đạo Khổng, vì Khổng giáo hành đạo thì nhập thế, còn tôn chỉ hay chủ trương Phối Thiên thì tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện có nghĩa là đối với mọi sự mọi vật thì phải đến chí thiện mới thôi. Còn đạo Cao Đài, vì tín đồ đạo Cao Đài tại thế nên phải đến với mọi người để mà tu, ở trong mọi người để mà tu, gieonhơn lành với mọi người như thế mới đúng là tu. Nói khác hơn là cách tu thân của đạo Cao Đài không xa lánh vạn linh, nhưng trái lại đạo Cao Đài tu bằng cách tìm đến vạn linh, sống với vạn linh để phục vụ vạn linh, làm lợi ích cho vạn linh, đó gọi là hành thiện, đó gọi là tu, nói rõ hơn là tu Nhơn Đạo. Đây chính là điểm mà thoạt tiên có người lại cho rằng đạo Cao Đài có cách tu khác đạo Phật, vì đạo Phật xuất thế còn đạo Cao Đài nếu không hoàn toàn nhập thế thì cũng tại thế do đó dù ít dù nhiều cũng có nhập thế. Như vậy, đạo Cao Đài chỉ như là đạo Nho mà thôi, không có gì cao siêu, vì vẫn còn vướng bận trần ai nên không làm sao giải thoát được cả. Sự thật không phải như vậy. Như đã trình bày, giáo lý dạy tu của đạo Phật cũng nào có khác chi giáo lý dạy tu của đạo Cao Đài. Nếu đạo Cao Đài dạy tu bằng cách nói rằng tu là “gốc bởi lòng làm phải làm lành” thì đạo Phật với lời dạy “Chư ác mạc tác, tín thiện phụng hành” cũng nào có khác chi. Hơn thế nữa, với Phật giáo đại thừa thì Kinh Kim Cang cũng dạy tương tự như được ghi ở chương 23 là muốn thành Phật thì không gì khác hơn là phải hành thiện, “Tu nhất thiết thiện pháp tức đắc A Nâu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề” nghĩa là đắc quả Phật. Tóm lại, để giải thoát hay đắc quả Phật thì nhà Thiền (Thiền Sư Ô Sào) cũng như Phật giáo Đại Thừa (Kinh Kim Cang) cả hai dạy rõ là phải hành thiện dù rằng có kèm thêm một hai điều kiện sẽ được trình bày ở phần sau. Kinh Phật Giáo Đại Thừa dạy như thế còn Kinh Phật Giáo Tiểu Thừa thì như thế nào. Phật giáo Tiểu Thừa qua kinh Nikaya chỉ rõ rằng trong Phật giáo có nói đến bốn mức Thiền và bốn quả vị Thánh. Bốn mức Thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền vàtứ thiền. Bốn mức độ Thánh là sơ quả Tu Đà Hoàn, nhị quả Tư Đà Hàm, tam quả A Na Hàm và tứ quả A La Hán. Có nhiều người bảo rằng bốn mức độ Thiền và bốn quả vị Thánh có liên hệ với nhau. Phải chăng tu 4 mức độ Thiền là đạt được 4 quả vịThánh? Sự thật không có sự tương đương hay liên hệ về cách tu và đắc quả vị như vậy. Chẳng phải đạt sơ thiền là đắc sơ quả, tứ thiền là tứ quả Thánh. Hai cách tu này không có sự song đôi, tương đương từng cặp một.
Tu Thiền là khép kín, tìm tỉnh lặng để mà tu, xa lánh quần chúng để mà tu, tức là cách tu đi vào nội tâm, xa ngoại cảnh. Cách tu thiền được đánh giá theo mức độ thanh tịnh của tâm, nghĩa là tâm vào định được mức độ nào thì đạt thiền đến mức độ đó. Còn tu quả vị Thánh là cách tu để diệt trừ các kiết sử, tức những pháp bất thiện nó cột trói và sai sử con người. Cách tu này không thể tu khép kín, không thể xa lìa mà phải tiếp xúc với chúng sanh, đến với chúng sanh để mà tu. Phải đến với chúng sanh, hành thiện giúp ích cho chúng sanh thì mới phá được “Thân Kiến” là kiết sử thứ nhất cần phải diệt trừ. Có diệt trừ được thân kiến tức vị kỷ để mở rộng vị tha thì mới mong đến quả Thánh được. Nói rõ hơn, muốn đạt quả Thánh thì phải diệt trừ vị kỷ (Thân Kiến), đa nghi, cố chấp (giới cấm thủ) và phải hoàn toàn vị tha nghĩa là quên mình lo cho người, giúp đỡ người, phục vụ cho người, làm lợi ích cho người tức mang đến cho người an lạc hạnh phúc, mang đến cho người tất cả thiện lành, cũng có nghĩa là hành thiện. Như vậy, để đạt Đạo theo Phật Giáo Tiểu Thừa với Kinh Nikaya thì cũng phải tập trung trước tiên vào việc mang đến thiện lành cho chúng sanh, tức làm việc có lợi ích cho chúng sanh thì mới mong đạt quả. Đây một lần nữa chứng minh cho thấy rằng muốn đạt quả vị Thánh, đạt Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì trước tiên người tu phải làm việc thiện. Đây là giáo lý của Tam Giáo mà cũng là giáo lý của đạo Cao Đài. Nói rõ hơn, giáo lý đạo Cao Đài có dựa vào giáo lý Tam Giáo để tu thân như kinh đạo Cao Đài đã ghi là “Trong Tam giáo có lời khuyến dạy; Gốc bởi lòng làm phải làm lành”. Ngoài ra, đạo Cao Đài lại còn có phần giáo lý riêng nói rõ lý do về việc dạy dỗ tín đồ nếu muốn tu thân là phải hành thiện trước trên. * LÝ DO HÀNH THIỆN: Ngoài Kinh Kệ dạy hành thiện, đạo Cao Đài còn có ngữ lục nêu rõ lý do phải hành thiện. Những lý do này bắt nguồn từ những lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp dạy cho biết tại sao người tu muốn đạt quả siêu thăng hay giải thoát thì trước tiên phải thiện lành và phải phục vụ vạn linh. Theo giáo lý của đạo Cao Đài với ngữ lục của Đức Hộ Pháp qua các lần thuyết đạo tại Đền Thánh thì: 1. Mỗi người chúng ta “khi được hình rồi, có hiện tượng tại mặt thế này rồi tức có xác thân này rồi thì chúng ta ngó thấy chúng ta có ba mối nợ” Nợ thứ nhất là nợ thi hài của mình do cha mẹ sinh ra rồi nhờ xã hội nhơn quần mới sống được. Con người phải trả đủ mối nợ này rồi thì mới về cảnh Thiêng Liêng Hằng sống được, tức mới đạt Đạo được. Nợ thứ hai là việc đối với Đức Phật Mẫu, đấng đã sản xuất ra Chơn Thần mà đạo Cao Đài gọi là pháp thân; và nợ thứ ba là đối với Đức Chí Tôn đã ban cho chúng ta Chơn Linh, tức Linh Tánh là tánh của ông Trời ở trong xác thân này. 2. Mỗi người chúng ta phải trả cho xong ba mối nợ này thì mới mong được siêu thăng hay giải thoát, nghĩa là về với cảnh Thiêng Liêng Hằng sống tức đạt được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là quả Phật (Thuyết đạo đêm 11.6.Kỹ Sữu 1949). Muốn trả cho xong ba món nợ vừa nói trên – theo Đức Hộ Pháp dạy – thì chúng ta phải phụng sự cho Đạo bằng cách làm lợi cho vạn linh. Mà “hễ không phụng sự cho Đạo, cho vạn linh, làm lợi ích cho nhơn sanh tức nhiên là vô đạo, mà vô đạo thì không thể gì đạt cơ giải thoát được” (Thuyết đạo đêm 8-6-Kỹ Sữu 1949) 3. Biết được mình có ba món nợ và cố trả cho xong được ba món nợ ấy bằng cách phụng sự cho Đạo, làm lợi ích cho nhơn sanh tức là biết tu thân. Tu thân bằng cách phụng sự, bằng cách tiêu trừ thân kiến tức xả kỷ để vị tha, quên mình để làm lợi cho người, đó là hành thiện và đó là Nhơn Đạo. Nói khác hơn, theo như lời Đức Hộ Pháp dạy thì: “Tu thân, tức nhiên Nhơn Đạo đó vậy.” (thuyết đạo đềm 25.5. Kỹ Sữu 1949). *** Nói Nhơn Đạo là theo Khổng giáo, còn đặc biệt với đạo Cao Đài đó là mối đạo khởi đầu trong Ngũ Chi Đại Đạo. Nhơn Đạo là đạo làm người đối với người thân, đối với nhơn quần xã hội. Phải làm xong mối đạo này rồi mới mong thực hành được bao mối đạo khác. Không làm tròn Nhơn Đạo thì thôi đừng mong gì có thể nói đến Thánh Đạo, Phật Đạo hay Thiên Đạo. Noí khác hơn, trước khi có thể thành Thánh thành Phật, con người phải Thành Nhân tức làm tròn bổn phận làm người trước đã. Muốn làm tròn bổn phận làm người thì trước tiên phải làm thiện bằng cách gieo nhân lành với tất cả mọi người. Muốn gieo được nhân lành thì trước nhất con người phải vị tha. Vị tha bằng cách phá thân kiến, diệt lòng ích kỷ chỉ biết lo cho mình, như vậy thì con người mới có thể phục vụ cho vạn linh, mà phục vụ vạn linh thì đó là cái dịp để trả xong ba món nợ. Nói rõ hơn, để làm tròn Nhơn Đạo, người tu bắt buộc phải vị tha và hành thiện. Hành thiện có nghĩa là nghĩ thiện, noiù thiện và làm thiện. Hành thiện với lòng vị tha là khâu mở đầu của việc tu thân, mà nếu thiếu thì khâu thứ hai lo tịnh tâm, vô ngã và vô pháp dù tu tới đâu thì cũng không làm sao đắc quả được. Phật nói như vậy, Thánh cũng nói như vậy. Cả hai Thánh thư và Kinh Phật đều dạy không khác, duy chỉ có cách dụng công trải qua thời gian và không gian có nhiều biến đổi nên có khỗ khác nhau thôi. Đây chính là điều mà tín đồ đạo Cao Đài đã cảm nhận và thẩm thấu được từ lời dạy của Đức Chí Tôn và các đấng Thiêng Liêng qua Kinh và cơ. Cũng chính đây là lý do mà trong bài Khai Kinh của đạo Cao Đài mới có câu “gốc bởi lòng làm phải làm lành” nghĩa là căn gốc của sự tu hành, đó là phải làm lành hành thiện.
Còn về cách tu, đạo Cao Đài tuy có bắt nguồn từ Tam giáo, rõ nhất là Khổng giáo, dù vậy tín đồ Cao Đài lại có cách tu khác hơn nho gia, đó là do đạo Cao Đài đã hoàn toàn chú trọng, đánh giá đúng, đặt đúng vị trí, cũng như dụng công đúng mức ở phần Nhơn Đạo. Có thể nói Nhơn đạo là phần thực tế nhất, nhân bản nhất mà có nhiều người vì muốn tìm cách tu cao siêu nên hay chê bai hoặc coi thường, do đó mà ít người hoặc không nhiều tôn giáo chịu bỏ thì giờ nghĩ đến, hoặc có nghĩ nhưng không coi Nhơn Đạo là một trọng tâm để lo tu ở bước đầu tiên. Đây quả là một điều đáng tiếc vì Nhơn Đạo là đạo làm người, bổn phận làm người đối với nhau, ngoài xã hội cũng như trong gia đình giữa thân thuộc họ hàng. Đây là những việc thường nhật tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ. Nói dễ là ở chỗ chớ nên thái quá mà cũng đừng bất cập, cứ làm tròn bổn phận thường nhật với lòng vị tha tâm hành thiện, như vậy thì bổn phận trong gia đình cũng như ngoài xã hội chắc chắn sẽ là sự vừa lòng của mọi người trong gia đình và sự vừa ý của mọi người ngoài xã hội. Còn nói khó bởi đây là những việc thường nhật, thường hành, mà thường hành thì dễ trở thành thói quen khiến con người lại có khuynh hướng xem thường nên dễ quên, ít để ý và mất thành ý. Một khi mất thành ý rồi thì chắc chắn sẽ khó làm đúng, dễ làm sai, tức Nhơn Đạo sẽ không tròn rồi Thiên Đạo gồm có Thánh Đạo và Phật Đạo cũng không làm sao đạt đến được. Như vậy, chữ Thành rất quan trọng trong việc tu thân, gồm có tu Nhơn Đạo và tu Thiên Đạo. Xin được nói đến chữ Thành trong việc tu thân. b. Tu thân phải có lòng Thành. Một lần nữa xin được lập lại là chữ tu thân trong đạo Cao Đài được dùng giống như đạo Khổng, cũng cùng có nghĩa là tu thân lẫn tâm. Để tu thân tâm, mặc dù thể pháp của đạo Cao Đài có phần giống Khổng giáo, nhưng giáo lý đạo Cao Đài dạy tu qua Kinh, Cơ thì gồm có đủ tinh túy giáo lý của Tam Giáo. Ngay bài Kinh đầu tiên là bài Niệm Hương với câu đầu tiên của bài Kinh này là “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp”, và bài Khai Kinh kế tiếp tong đó các câu “Trung dung Khổng Thánh chỉ rành; Từ bi Phật dặn lòng thành lòng nhơn; Phép Tiên đạo tu chơn dưỡng tánh…” đạo Cao Đài đã cho thấy rõ là trong giáo lý của đạo Cao Đài có cả giáo lý Khổng giáo và Phật giáo, cũng như muốn tu đạt đạo thì người tu phải có lòng Thành. Nói phải có lòng Thành vì rõ ràng Phật nói “Từ Bi Phật dặn lòng Thành lòng Nhơn” còn Khổng thì nói “Trung dung Khổng Thánh chỉ rành” mà chỉ rành ở đây là chỉ rành cái gì? Đó là chỉ lòng Thành, vì như nho gia, học giả, tất cả đều biết và nói rõ sự dạy dỗ trong sách Trung Dung của Khổng giáo tựu trung chỉ có chữ Thành mà thôi. Nói khác hơn, với một chữ có thể thu tóm hết ý nghĩa 33 chương của sách Trung Dung, đó là chữ Thành. Vậy xin được bàn đến chữ Thành. THÀNH: Theo sách Trung Dung thì: 1. Thành là đạo của Trời mà học đến Thành là đạo của người (“Thành giả, thiên chi đạo dã; Thành chi giả, nhân chi đạo dã” – Trung Dung, Chương 20, đoạn 5) có nghĩa Thành là Thánh đạo, Phật Đạo hay Thiên đạo mà trở nên Thành cũng là Nhơn đạo tức Thành là đạo của Trời và trở nên Thành là đạo của người. Vậy cứ tựa vào chữ Thành mà làm trọn Nhơn đạo cũng như đạt được Thiên đạo. Đây chính là lý do mà đạo Cao Đài mới nói “đạo gốc bỡi lòng thành tín hiệp” nghĩa là muốn đến được với đạo, thì người tín đồ Cao Đài bắt được phải có lòng Thành. Như vậy, chữ Thành thật vô cùng quan trọng cho việc đạt đạo. Nếu không có lòng Thành thì người tu khó ai có thể đến với đạo và đạt được đạo. 2. Thứ hai Thành là cái gốc của Thánh nhân, và Thánh cũng chỉ là bậc Thành mà thôi (Thành giả Thánh nhân chi bản; Thánh, thành nhi dĩ hỉ) có nghĩa Thành là cái tạo ra Thánh nhân, cái gốc của Thánh nhân. Nói rõ hơn, muốn làm Thánh hay muốn trở nên Thánh, hoặc đúng hơn là để đạt Thánh quả không gì khác hơn là phải Thành. Đây là lời dạy trong sách Thông Thư của danh nho Đạo Học Đời Tống là Chu Đôn Di tức Chu Liêm Khê. Sách Thông Thư còn nói rõ thêm rằng Thành là “cái cội rễ của ngũ thường, là cái gốc của trăm nết” nghĩa là Thành là cái cốt cán của Nhơn đạo, cái chuẩn tắc để hướng dẫn con người làm tròn Nhơn đạo. Hơn thế nữa, theo Thông Thư của Đôn Di thì Thành còn vượt qua thiện ác, mà Thành cũng đồng thể với Thái Cực, có nghĩa Thành cũng là Thiên đạo mà người tín đồ nếu muốn đến được với đạo, đạt được đạo, được siêu thăng hay giải thoát thì phải Thành. Đến đây, điều cần phải nói là trong việc tu hành, nhận thấy chữ Thành quả thật quá quan trọng. Phải có Thành mới đạt đạo được. Vậy Thành nghĩa là gì và muốn Thành thì phải làm sao? * * * * * Nghĩa của chữ Thành rất sâu rọâng và cao siêu xin được hội ý rõ ràng và đầy đủ với đồng đạo sau này. Riêng ở đây, xin được ghi vắn tắt: Thành có nghĩa là không tự dối gạt mình. Hễ cái gì mà lương tri biết thiện là thiện, ác là ác, và mình làm đúng theo lương tri thì đó là Thành. Muốn Thành theo Nhơn đạo thì phải làm sao? Muốn Thành theo Nhơn đạo, người tín đồ Cao Đài phải giữ đủ ngũ thường và ngũ luân. Ngũ thường là nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín và ngũ luân là đạo quân thần, đạo phụ tử, đạo phu thê, tình huynh đệ, tình bằng hữu. Ngũ luân đây là năm bổn phận mà trong đó đạo quân thần là bổn phận đối với quốc gia. Phải làm xong thì mới đạt đạo, và đạo được nói đây là Nhơn đạo. Tóm lại, muốn đạt được Nhơn đạo thì người tín đồ Cao Đài phải đạt được chữ Thành mà muốn đạt được chữ Thành thì phải vẹn ngũ thường, trọn ngũ luân. Có vẹn được ngũ thường, trọn được ngũ luân thì Nhơn đạo mới tròn nghĩa là việc thực hiện lời dạy trong câu đầu của bài niệm hương mới có thể nói là làm đúng và đầy đủ riêng về phần Nhơn đạo; mà Nhơn đạo là mối đạo đầu trong Ngũ Chi Đại Đạo được đạo Cao Đài cũng như đạo Khổng đặt vào tầm quan trọng đặc biệt trước tiên, do đó mà người tín đồ Cao Đài cũng cần biết rõ. Để biết rõ, xin được trình bày với đồng đạo ở một bài viết khác đầy đủ hơn mà mục đích lànhằm giúp cho việc dễ tu Nhơn đạo, dễ thực hành ngũ luân, mà trong sách Trung Dung, nơi chương 20 đoan 2, Tử Tư đã viết là muốn đạt đạo thì phải làm tròn năm bổn phận: “Thiên hạ chi đạt đạo ngũ;. . . . . . . . Viết: quân thần dã, phụ tử dã, phu phụ dã, côn đệ dã, bằng hữu chi giao dã; ngũ dã thiên hạ chi đạt đạo dã”. * * * * * Phần trên đã nói về Nhơn đạo. Đến đây, xin được tạm bàn luận chữ Thành liên quan đến Thiên đạo. Thiên đạo ở đây được nói hàm ý Thánh đạo Phối Thiên và Phật đạo giải thoát mà đạo Cao Đài gọi là Thiên Đạo. Muốn đạt được Thánh đạo Phối Thiên như nói theo Khổng giáo hay Lão giáo, hoặc Thiên đạo siêu thăng giải thoát hay Lão giáo, hoặc Thiên đạo siêu thăng giải thoát như nói theo đạo Cao Đài thì người tu phải hành trì trọn vẹn ba cái đức và đây là ba đức của Thành, ba đức để Thành. Ba đức ấy theo sách Trung Dung gồm có: Nhân, Trí, Dũng mà Tử Tư gọi là: “Sở hành chi giả tam… Trí, Nhân, Dũng tam giả;” Xin được nói đến từng đức một. 1. Đức thứ nhất: Đức thứ nhất là Nhân. Nhân được Tử Tư viết trong sách Trung Dung nơi chương 20 đoạn 1 như sau: “Tu thân dĩ đạo; tu đạo dĩ nhân. Nhân giả nhân dã…” nghĩa là muốn sửa mình để làm tròn Nhơn đạo cũng như muốn tỉnh giác tức “minh thành” để có thể Phối Thiên, người tu thân trước tiên phải hành trì trọn vẹn đạo Nhân. Đạo Nhân theo Phật giáo Tiểu Thừa với Kinh Nikaya là lòng Vị Tha, còn theo Phật giáo Đại thừa thì đó là tâm Từ Bi. Lòng Vị tha hay Tâm Từ bi này của đạo Phật được KiTô giáo gọi là lòng Bác Aùi và đạo Cao Đài thì gọi là Amour, Bác ái, Từ bi, Vị tha hay Nhân ái. Tất cả những chữ này đều được thấy trong Kinh cơ và ngữ lucỉ của đạo Cao Đài. Tóm lại với đức Nhân thì qua câu tu thân dĩ đạo, tu đạo dĩ Nhân. Nhân giả, Nhân dã… Tử Tư đã nói rõ là muốn thực hành trọn vẹn Nhơn đạo cũng như để “minh thành” tỉnh giác Phối Thiên người tu trước tiên phải thực hành đức Nhân. 2. Đức thứ hai: Đức thứ hai là Trí. Trí được đề cập hiện tại không phải là trí thế gian, tức trí mạnh được yếu thua, khôn còn dại mất, mà trí được nói đây là Trí Lương Tri của đạo Khổng, cũng giống như Trí Bát Nhã của đạo Phật hay Trí Vô Đối của đạo Cao Đài. Trí Lương Tri, nói theo ý nghĩa chữ lương tri của Mạnh Tử là “Sở bất lự nhi tri, kỳ lương tri giả” thì đó là cái trí đã đạt đến cái không cần suy nghĩ mà biết, nghĩa là cái biết tự nhiên tự tại, tức cái biết chưa hề bị ảnh hưởng bởi tư tâm hay tư dục như nói theo Khổng giáo mà đạo Phật gọi đó là cái biết của Chân tâm, hay cái biết không bao giờ sai theo giáo lý của nhà Phật. Trên đây là sự giải thích chữ Trí Lương Tri căn cứ vào ý nghĩa chữ lương tri của Mạnh Tử. Lương tri còn một ý nghĩa khác thâm diệu hơn, do danh nho Vương Dương Minh định nghĩa rõ trong giáo thuyết Trí Lương Tri được trình bày qua Thiên Đại Học Vấn. Trí Lương Tri theo Vương Dương Minh có khác Mạnh Tử ở chỗ Mạnh Tử coi lương tri là cái không cần suy nghĩ mà biết, còn Vương Dương Minh đi xa hơn nói rằng lương tri là cái “vô tri vô bất tri”, “vô chiếu vô bất chiếu”, có nghĩa lương tri là Lý, là Đạo, tự nhiên tự tại, bản nhiên linh diệu vô cùng, không nghĩ mà biết, không học mà hay, trước Trời mà Trời không trái được (Tâm chi bản thể tức thiên lý dã; thiên lý chi chiêu minh linh giác sở vị lương tri dã – Ngũ lục, III) nghĩa là cái bản thể của tâm là thiên lý và cái chiêu minh linh giác của thiên lý gọi là lương tri, tức lương tri là cái tinh linh của tạo hóa. Cái tinh linh ấy sinh Trời sinh đất, tất cả bởi đó mà ra (Ngữ Lục, II). Như vậy, Trí Lương Tri với Vương Dương Minh có nghĩa là đến cái chiêu minh linh giác của thiên lý mà theo đạo Phật, thì đây không gì khác hơn là Chân Như Pháp Tánh, còn theo Lão giáo hay đạo Cao Đài thì đó là Đạo. Tóm lại, đạt đến Trí, được hiểu trong bối cảnh của Trí Lương Tri, dù theo Mạnh Tử hay theo Vương Dương Minh cũng hàm súc ý nghĩa là đạt đến Đạo và Đạo được nói ở đây là Thánh đạo, Phật đạo hay Thiên đạo. 3. Đức thứ ba: Đức thứ ba là Dũng. Dũng có nghĩa là mạnh dạn, hàm ý năng lực tinh thần. Đức Dũng dùng thể chỉ sự mạnh dạn tinh thần, là khả năng tiết dục, kềm chế những nết xấu của mình, đồng thời cũng là sức tinh tấn phấn đấu trong việc tu hành để đoạn trừ phiền não, diệt khổ đau, rõ nhất và đặc biệt nhất là triệt tiêu tư tâm tư dục. Đây là đức phụ thuộc mà cũng là đức chính yếu. Nói phụ thuộc vì chỉ cần có hai đức Nhân và Trí là quả Thánh hay quả Phật đã thành rồi. Còn nói chính yếu vì nếu thiếu dũng thì đường tu sẽ dễ lui sụt, không tinh tấn, và như vậy đức Dũng dù là đức thứ ba dùng để hỗ trợ nhưng lại là đức cần thiết kềm giữ cho hai đức Nhân và Trí thẳng tiến đúng đường. *** Sau phần giải nghĩa ba đức, đến đây một câu hỏi được đặt ra là tại sao phải có ba đức này thì mới đạt Đạo tức mới Thành mà trong Kinh đạo Cao Đài có ghi rằng “Đạo gốc bởi lòng Thành tín hiệp” và “Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành, Từ Bi Phật dặn lòng Thành lòng Nhơn”. Để trả lời câu hỏi này xin được nhờ giáo lý của đạo Phật và đạo Cao Đài để chứng minh. Theo giáo lý đạo Phật thì Phật tánh gồm tất cả có chín (9) mà trong đó ba tánh quan trọng nhất là Từ Bi, Trí Tuệ, và Bình Đẳng. Cũng theo giáo lý đạo Phật thì muốn thành Đạo người tu phải dụng công tu hai phần quan trọng mà tiếng thông thường gọi là song tu. Đó là tu Phước và tu Huệ. Tu Phước là hành Thiện hay thực hiện hạnh Từ Bi mà Khổng giáo gọi là Nhân và đạo Cao Đài cũng gọi là Từ Bi, Bác Aùi, Nhân Aùi hay chữ Pháp là Amour được viết trên ảnh tượng Tam Thánh tại Tịnh Tâm Đài Đền Thánh, Tòa Thánh Tây Ninh. Còn tu Huệ là tu trí tuệ màvới Phật giáo là Trí tuệ Bát Nhả, với Khổng giáo là Trí Lương Tri, và với đạo Cao Đài là Trí Vô Đối. Tu Huệ cộng với tu Phước là song tu mà song tu thì Đạo Thành. Đạo Thành với Khổng giáo hay Lão giáo vì Thánh Tâm đã tròn đầy, Thánh quả đã đạt sau khi có đầy đủ ba đức là Nhân, Trí, Dũng. Đạo Thành với Phật giáo vì Phật tánh đã có đầy đủ là Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đẳng. Còn với đạo Cao Đài, Đạo Thành vì có đủ lòng Nhân hay lòng Từ Bi được biểu thị bằng chữ Amour, và Trí, Dũng (theo Khổng) hay Trí Tuệ và tâm Bình Đẳng (theo Phật) được đạo Cao Đài biểu thị qua chữ Justice trên ảnh tượng Tam Thánh. Justice là tiếng Pháp, có nghĩa là công bằng, mà muốn công bằng thì trước tiên phải bình đẳng, và để bình đẳng thì phải không phân biệt (non-discrimination) Không phân biệt tức bình đẳng là Phật tánh thứ ba của Phật, mà chỉ có người tu đạt được Trí tuệ viên mãn thì mới hành trì được. Nói rõ hơn là muốn có Trí không phân biệt hay Trí bình đẳng thì trước tiên phải có Trí Bát Nhã như nói theo đạo Phật hay Trí Vô Đối như nói theo đạo Cao Đài. Trí Vô Đối của đạo Cao Đài bao hàm Trí Bát Nhã và Trí Bình Đẳng. Phải có Trí Vô Đối trước rồi Bình Đẳng hay Công Bình (Justice) mới xuất hiện. Nói khác hơn là Công Bình (Justice) hàm ý sự tựu trung của Trí Vô Đối và tâm Bình Đẳng theo giáo lý của đạo Cao Đài, và giáo lý này được ghi trong Aũnh Tượng Tam Thánh tại Tịnh Tâm Đài Đền Thánh, Tòa Thánh của đạo Cao Đài. KẾT LUẬN Giáo lý đạo Cao Đài dạy về tu thân không khác Khổng giáo, và cũng giống như giáo lý của Phật giáo về tu tâm. Cả ba tôn giáo nói về tu thân đều dạy hành thiện, còn về tu tâm thì cũng chẳng có gì khác biệt. Trong phần kết luận này xin được tóm lược lại với sự để ý vào việc tu tâm, bắt đầu bằng Khổng giáo, tiếp đến là Phật giáo và sau cùng là đạo Cao Đài. A. KHỔNG GIÁO: Thứ nhất, Khổng giáo dạy tu thân nhấn mạnh vào việc làm, làm thiện bỏ ác. Thứ hai, sách Đại Học và Đại Học Vấn nói về tu thân ngoài làm thiện bỏ ác còn có chủ ý dạy luyện tâm. Sách Đại Học nói “Tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện” ngoài cái nghĩa phải đi đến chí thiện, còn để chỉ cho thấy rõ cái bản thể của tâm là vô thiện vô ác (chí thiện) với mục đích nhằm đạt được cái tâm bình đẳng, vô ngã, vô pháp (thân dân) để cuối cùng là Phối Thiên (minh minh đức) (Xin xem chương 38 Đạo Đức Kinh với Lão Tử bảo muốn Phối Thiên tức trở về với Đạo thì phải minh minh đức). Còn Thiên Đại Học Vấn nói cách vật, trí tri, thành ý là cốt bảo phải chính cái tâm để tu cái thân. Trí tri cách vật ngoài biết thiện biết ác và bỏ ác làm thiện, còn có một nghĩa khác cao siêu hơn là nhờ cái chiêu minh linh giác của Thiên Lý, bản thể của Tâm (Trí Tri) để đem mọi vật, mọi việc trở về đúng với cái Lý đối với vật, cái Tính đối với người mà Lý và Tính đều là Thiên Lý (Cách Vật), với mục đích cuối cùng là làm cho cái ý, mà cũng là cái tâm theo đúng lương tri, tức bản thể của Tâm (Ý Thành) (Phụ Lục, III) Ơũ đây, có một điều cần được nêu ra, đó là có một sự khác biệt trong trình tự dụng công tu tâm giữa Khổng giáo và Phật giáo. Phật giáo chủ vào tâm, còn Khổng giáo chủ vào ý. Dù vậy, cả hai đều tu tâm ý, tức tu mà dùng thành ý chánh tâm là thể để khôi phục lại cái thân là dụng, có nghĩa là dùng tiên thiên chinh phục hậu thiên, một cách tu đặc thù Phật giáo. Vậy xin được nói về cách tu tâm của Phật giáo. B. PHẬT GIÁO: Thứ nhất, Phật giáo dạy tu cũng nhấn mạnh vào việc hành thiện (chương 23, Kinh Kim Cang) tức làm thiện bỏ ác (chư ác mạc tác, tín thiện phụng hành.) Thứ hai, cũng với chương 23 Kinh Kim Cang, Phật giáo dạy tu trí tuệ, dùng trí tuệ phá tất cả các tướng để vô ngã (dĩ vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ giả), vô pháp (sở ngôn thiện pháp giả, Như Lai thuyết tức phi thiện pháp, thị danh thiện pháp), và thứ ba là đạt được tâm bình đẳng (thị pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ). Đây là ba đức tánh chủ yếu của một ông Phật mà muốn đạt đến được là phải nương cậy vào tâm. Như vậy, giống như Khổng giáo là thành ý chính tâm để tu thân, Phật giáo cũng chủ trương là tu ngay ở tâm, vì tâm là chủ tể của thân. Cách tu của Khổng giáo hay Phật giáo để phối thiên hay giải thoát có vẽ như dị biệt chỉ nhìn qua cách dụng công. Dù vậy, về phương diện giáo lý thì không có gì khác nhau cả. Phật giáo chủ trương tu ngay ở tâm để đạt Đạo. Còn Khổng giáo thì dạy thành ý, mà thành ý thì đương nhiên chính tâm. Như vậy cả hai đều cuối cùng nương vào tâm để tu. Hai giáo lý của Khổng giáo (ý, tâm, thân) và Phật giáo (tâm, thân) cũng là một, đó là tâm, mà tâm cũng là giáo lý của Đạo Cao Đài. Hai cách tu của Khổng giáo (nhập thế) và Phật giáo (xuất thế) tựu trung lại cũng vẫn là một với đạo Cao Đài. Đạo Cao Đài vì lý do Phổ Độ, phục vụ vạn linh nên có cách tu đặt trọng tâm vào từng giai đoạn của một đời tu. C. ĐẠO CAO ĐÀI: Giáo lý và cách tu của đạo Cao Đài rất nhân bản, nhân đạo, hợp tình và hợp lý. Tín đồ Cao Đài vì tại thế nên không làm sao tránh khỏi nhập thế. Đó là đạo Cao Đài có cách tu phần nào giống Khổng giáo, còn chú trọng đến thân và đặt trọng tâm vào Nhơn Đạo. Dù vậy, trong giáo lý của đạo Cao Đài, theo như lời Đức Hộ Pháp thuyết đạo, thì đức Chí Tôn có dạy rằng Chơn Tâm là thực tướng của Chơn Linh tại thế. Để trở về với Chơn Linh tức Chơn Như Pháp Tánh, mà cũng là Thầy là Đạo, Đức Chí Tôn đạo Cao Đài trong đàn cơ ngày khai đạo tại chùa Gò Kén đêm 14 tháng 10 Bính Dần (1926) đã dạy là phải nương nhờ vào tâm để mà tu. Bài cơ như sau: “Hương tâm nhất phiến cận Càn Khôn, Huệ đức tu chơn độ dẫn hồn. Nhất niệm Quan Aâm thùy bảo mạng, Thiên niên đẳng phái thủ sanh tồn.” Có nghĩa là muốn cận Càn Khôn tức thành Phật, thành Trời thì người tín đồ Cao Đài phải trông cậy nơi Hương Tâm (Cao Đài), Lương Tâm (Khổng giáo) hay Chân Tâm (Phật giáo). Phải tu tâm và tu huệ (huệ đức tu chơn độ dẫn hồn) Tu huệ để thấy thân này là vay mượn, là bất tịnh, là duyên hợp, là vô thường như đã trình bày ở phần I. Tu huệ nhằm thấy rõ đời là khổ, không, thân vô thường, pháp vô ngã để còn phát tâm từ bi, lòng bác ái mà lo độ đời nâng Đạo. Muốn độ đời nâng Đạo, người tu phải độ mình, nâng mình trước đã. Nói khác hơn là phải tự giác rồi mới có thể giác tha. Nếu mình chưa độ được mình thì khó có thể độ cho bất cứ ai. Muốn độ mình thì trước hơn hết phải giữ gìn giới cấm. Giới cấm đạo Cao Đài có đến tám giới chớ không phải chỉ năm giới. Trong tám giới đó thì bốn giới liên quan đến lời nói tức “ngữ giới” là khó giữ hơn cả. Phải giữ giới để tự độ mình rồi mới có thể độ người được. Không giữ giới chắc chắn là không tự độ được mình rồi thì làm sao có thể nói là độ đời nâng Đạo. Nếu tu mà cứ nói phải nói quấy, nói thấp nói cao, nói hơn nói thua, nói tốt nói xấu, nói thương nói ghét, tức nhị biên, nhị ngã, cũng như bày mưu lập kế, xúi dục tranh giành, nói lời độc ác, như vậy là đâu có tu hành gì. Thiên Nhản chỉ có một chớ không hai. Mỗi ngày chúng ta đi cúng, nhìn lên Thiên Nhản chỉ có một. Thế rồi sau khi cúng xong, trở ra hậu điện, hậu đường lại nói hai, nói ba rồi hơn thua nhau, tranh chấp nhau, như vậy là mình đã không tự độ mình rồi thì làm sao độ đời nâng Đạo được. Muốn độ đời nâng Đạo thì xin rán nghe và ít nói. Ít nói càng hay, không nói càng tốt. Đức Quán Thế Aâm, Đấng Nhị Trấn Oai Nghiêm của đạo Cao Đài không nói mà chỉ nghe (Quán Thế Âm). Ngài nhờ tu tánh nghe mà đạt “Nhỉ căn viên thông” rồi đắc Đạo./. Bạch Y
|