BAN THẾ ĐẠO HẢI
NGOẠI _____
Chuyên Đề 1: " LƯỢC SỬ
ĐẠO CAO ĐÀI "
Bài số 3:
* * *
Hội Yến Diêu Trì là
ngày lễ truyền thống có tính cách đặc biệt quan trọng trong cửa Ðạo Cao Ðài.
Cuộc lễ được tổ chức vào chiều tối ngày Rằm tháng 8 Âm Lịch tại Ðền Thờ Phật
Mẫu (Tòa Thánh Tây Ninh). Hội Yến Diêu Trì mang ý nghĩa về Bí pháp đạt Ðạo, đây
là một Hồng ân vô biên mà Ðức Chí Tôn ban cho con cái Người trong buổi Tam Kỳ
Phổ Ðộ. B- NGUỒN GỐC LỄ HỘI YẾN DIÊU TRÌ. Lễ Hội Yến Diêu Trì được tổ chức lần đầu tiên vào ngày Rằm tháng tám năm Ất Sửu (1925), tại tư gia Đức Cao Thượng Phẩm ở đường Bourdais (Sàigòn) do lệnh dạy của Đức Chí Tôn. Đức Hộ Pháp trong một bài thuyết Đạo có diễn tả lại ngày Hội Yến nầy như sau: “. . . Tuy buổi ban
sơ mà dường như khối óc đã thâm hiểu nhiều rồi, nên Đức Chí Tôn mới ra lịnh
biểu làm một cái tiệc. Ngài dạy sắp đặt cái tiệc ấy để đãi Đấng vô hình, đãi 10
người: Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương. Phần hữu hình có 3 người: Thượng
Phẩm, Thượng Sanh và Hộ Pháp. Sắp tiệc ấy do tay bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Hiếu
vâng mạng lịnh tạo thành một tiệc, trên bàn thờ Đức Phật Mẫu, ở dưới sắp 9 cái
ghế cũng như có người ngồi vậy. Chén, đũa, muổng, nĩa, . . .bất cứ cái gì cũng
giống như đãi người hữu hình vậy. Từ năm 1926 đến năm 1946, Nội ô Tòa Thánh không có thờ Phật Mẫu. Trong khoảng thời gian 1941 đến 1946, ông Ðinh Công Trứ lập Trí Giác Cung, xây dựng Đền thờ ở đó. Nơi ấy được mệnh danh là Qui Thiện. Được biết nơi Trí Giác Cung Địa Linh Động là nơi ông Trứ thờ Đức Phật Mẫu đầu tiên. Đến khi Đức Hộ Pháp từ Madagascar trở về, Đức Hộ Pháp tổ chức trọng thể một cuộc lễ lớn, có sự tham dự của Hội Thánh Lưỡng đài, Chức sắc và tín đồ, “lễ rước Linh vị Phật Mẫu về Tòa Thánh”. Linh vị rước về thờ tại một căn nhà bằng cây vách ván lợp tranh, Đức Ngài gọi là “Khách Thiện Từ ”. Cho đến khi di Quả Càn Khôn tại Báo Ân Từ về Đền Thánh để thờ (năm 1947). Linh vị Đức Phật Mẫu lại được làm lễ long trọng rước từ “Khách Thiện Từ” về Báo Ân Từ thờ cho đến nay, cũng có Hội Thánh lưỡng đài và Chức sắc, tín đồ tham dự. C- QUANG CẢNH NGÀY LỄ HỘI YẾN DIÊU TRÌ. Khoảng một tuần lễ
trước ngày Rằm tháng 8, công viện Phước Thiện và Hành Chánh đã bắt đầu dựng các
dãy nhà rạp chung quanh Ðền Thờ Phật Mẫu. Các dãy rạp phía trước và hai bên Ðền
thờ được phân ra thành gian độ khoảng 2 thước vuông. Mỗi gian dành cho một đơn
vị Hành Chánh Ðạo chưng bày bông trái quả phẩm kết thành hình tứ linh hoặc có
thêm hình tượng Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương . . . có đèn màu chớp giăng trông
rất đẹp mắt. Ðến 6 giờ thì cúng thời Dậu. Kế tiếp trời vừa mờ tối là có diễn hành các cộ hoa. Dẫn đầu là cộ hoa Ðức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương ngự trên Long Mã với hào quang sáng rực rất oai nghiêm và đẹp mắt. Ngoài ra còn có múa Long, Lân, Qui, Phụng . . . Có các ban nhạc đi diễn hành hòa tấu. Thường thì cuộc diễn hành từ Ðền Thờ Phật Mẫu đến sân Ðại đồng xã trước Ðền Thánh rồi quay về thì cũng vừa 8, 9 giờ tối, và bên trong Ðiện chuẩn bị cho cuộc Lễ Hội Yến. . . Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tổ chức tại Chánh điện Báo Ân Từ bắt đầu vào khoảng 9, 10 giờ tối 15-8-Âl.Trong phần Nội Điện (giữa Nội nghi và Bàn thờ Đức Phật Mẫu), có đặt một cái Bàn dài, phủ tấm trải bàn màu trắng thêu hoa, chung quanh có đặt 12 cái ghế ngồi có dựa, phân ra: - (09) cái ghế sắp theo thứ tự từ 1 đến 9, có bọc nệm và vải thêu rất đẹp, dành cho Cửu vị Tiên Nương, trên mỗi ghế nơi chỗ dựa đều có thêu chữ: Nhứt Nương, Nhị Nương, ... đến Cửu Nương. Ở chính giữa, day lưng vào Bàn thờ Đức Phật Mẫu là ghế của Ngũ Nương. - (03) cái ghế khác kiểu hơn, đặt ở đầu bàn phía ngoài là của Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh. Trên bàn dài, ngay trước mỗi cái ghế đều có đặt bốn món: Một bình hoa tươi, một dĩa trái cây, một cái ly dùng để rót rượu Champagne, một cái tách để rót nước trà. Trên bàn Thờ Đức Phật Mẫu cũng để ba món tương tự. Phía sau 2 dãy ghế của Cửu vị Tiên Nương, mỗi bên có đứng hầu 9 cô Giáo Nhi, sắp thành một hàng dài, mặc Đạo phục toàn trắng, đầu bịt khăn vàng.
Kế bàn Nội nghi, về phía trong có đặt thêm 2 cái bàn, một lớn một nhỏ. Bàn lớn dùng để đặt các hoa quả hay phẩm vật của quan khách hiến lễ Đức Phật Mẫu. Bàn nhỏ đặt chai rượu Champagne và Trà để Chức Sắc Hiệp Thiên Đài bồi tửu và châm trà hiến lễ Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Phía trước Bàn thờ Chư Chơn Linh Nam phái có đặt một bàn tròn thấp và các băng vòng cung bao quanh để Ban Nhạc ngồi đờn hiến lễ. Trước giờ hành lễ chừng 10 phút, các Giáo nhi vào Chánh điện bái lễ Đức Phật Mẫu, có vị hầu chuông nơi Nội điện khắc chuông điều khiển. Kế đó là các Nhạc sĩ của Ban Nhạc vào bái lễ. Tiếp theo là Chư Chức Sắc Cửu Trùng Đài, Phước Thiện và các Tín đồ Nam Nữ bái lễ Phật Mẫu. Tất cả đều mặc áo dài trắng như hàng đạo hữu chớ không có mặc đại phục vì trước mặt Mẹ mọi con cái đều bình đẳng. Khi tới giờ hành lễ, các Chức Sắc Hiệp Thiên Đài đi vào Chánh điện, bái lễ Đức Phật Mẫu và cầu nguyện Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng xuống Bửu điện chứng lễ Hội Yến Diêu Trì Cung. Chức Sắc Hiệp Thiên Đài làm lễ xong thì đứng luôn tại chỗ trước Nội nghi, khoanh tay hầu lễ. Sau mỗi bài thài, trong khi mọi người lạy 3 lạy, mỗi lạy 3 gật thì các vị trong Hiệp Thiên Đài đứng chầu lễ chỉ xá 3 xá. Một vị Chức Sắc cao cấp Hiệp Thiên Đài đi lên Bàn thờ Đức Phật Mẫu, cầm lư trầm xá 3 xá rồi đem lư trầm xuống xông hương khử trược từng chiếc ghế nơi Bàn Hội Yến. Đầu tiên xông hương ghế của Nhứt Nương, tiếp theo là ghế của Nhị Nương,… đến ghế của Cửu Nương bước qua xông hương ghế của Đức Hộ Pháp, rồi ghế của Đức Thượng Phẩm, và sau cùng là ghế của Đức Thượng Sanh. Xong thì đem lư trầm đặt trở lại nơi Bàn thờ của Đức Phật Mẫu. Vị Chức Sắc ấy trở
về chỗ cũ, Ban Nhạc khởi hoà tấu 5 bài cổ nhạc hiến lễ Đức Phật Mẫu. Thài 3 tuần:
Chú thích: D- Ý NGHĨA HỘI YẾN DIÊU TRÌ. 1)- Hội Yến Diêu Trì thể hiện tình thương yêu và bình đẳng của Ðức Mẹ đối với con cái Người: “Bây giờ chúng ta thống khổ tâm hồn, ta tìm nơi đâu an ủi? Không có nơi nào khác hơn là chúng ta về cùng bà Mẹ Thiêng Liêng chúng ta. Thưa cùng các bạn
đồng sanh, sang hèn, giàu có thế nào cũng mặc. Người chỉ biết con cái của Người
mà thôi. Dầu cho vạn vật, hễ đồng sanh với một Bà Mẹ Thiêng Liêng vẫn được coi
đồng một mực. Bởi vì tình thương của Bà Mẹ chẳng có thế gì phân biệt thương
ghét, trọng khinh. Ấy vậy Ðức Phật Mẫu là một Ðấng đem công bình tâm lý an ủi
con cái của Người. Người nói: Những điều bất công trước mắt con, vẫn là kiếp
sanh ngắn ngủi mà thôi. Mà chỉ trước mắt Mẹ mới đủ quyền đem sự công chánh khi
họ bị áp bức. Duy có Mẹ giữ tâm công chánh vì lòng Mẹ thương yêu mà thôi . . .”
2)- Hội Yến Diêu Trì là hồng ân Thiêng Liêng của Ðức Mẹ đối với con cái Người: “...Mỗi phen chúng
ta hội hiệp cùng Người mỗi năm một lần, thử khí nghiệm coi, cả con cái của Ngài
khi về thì sẽ đặng an ủi và có cái vui hứng làm sao đâu, không biết mấy em Nam,
Nữ có cái cảnh tượng đó hay chăng, chớ Bần Đạo mỗi phen được Hội Yến Diêu Trì,
làm như Bần Đạo có uống một chén thuốc bổ. Tinh thần Bần Đạo nó vui hứng, mạnh
mẽ tráng kiện làm sao đâu, có phải là cái huyền diệu ấy duy để cho cả con cái,
Chức Sắc Thiên Phong, những người lãnh sứ mạng cao trọng trong Đạo hay cả toàn
thể con cái của Đức Chí Tôn đều hưởng được. Ấy vậy Qua nói
rằng: Trong cả mấy em đây, nếu có đứa em nào thiếu thốn cả tinh thần và vật
chất, thiệt thòi nghèo khổ, tật nguyền, Qua dám chắc Bà Mẹ Thiêng Liêng của
chúng ta sẽ vui ở với những kẻ ấy lắm vậy. Qua chẳng phải nói để an ủi mấy em,
mà sự thật quả quyết vậy. Qua chỉ cho mấy em thấy một cái Bí Pháp, là khi nào
mấy em quá thống khổ, quá đau đớn tâm hồn, mấy em đừng vội sầu thảm, các em quì
xuống giữa không trung, các em nguyện với Bà Mẹ Thiêng Liêng ấy một lời cầu
nguyện, Bần Đạo quả quyết rằng: Bà chẳng hề khi nào từ chối cùng mấy em. Qua đã
thử nghiệm rồi, cả toàn con cái của Đức Phật Mẫu thí nghiệm như Qua thử
coi....” 3)-
Hội Yến Diêu Trì là một Bí pháp đoạt Ðạo: 4)- Hội Yến Diêu Trì mục đích độ rỗi cho hết 92 ức Nguyên nhân: “.... Hại thay 100 ức nguyên nhân do Đức Chí Tôn đã để lại mặt thế này, đặng làm bạn với các đẳng chơn hồn trong Vạn Linh sanh chúng của Ngài đã đào tạo thì Phật vị có sáu ức, Tiên Vị có hai ức, còn chín mươi hai ức nguyên nhân bị đọa trần. Từ ngày Đạo bị bế họ có lắm công tu mà thành thì không thành. Tội nghiệp thay, vì 92 ức nguyên nhân ấy mà chính mình Đức Chí Tôn phải giáng trần mà lập nền chơn giáo của Ngài, chúng ta đã ngó thấy cái thánh ân, đặc biệt hơn hết là Đức Chí Tôn đã thấy rõ rằng: Các Nguyên nhân ấy không phương gì tự giải thoát đặng vì quá tội tình, quá mê luyến hồng trần hoặc đào tạo quả kiếp nặng nề quá đổi, vì cớ cho nên tu thì có tu mà thành thì không có thành, tức nhiên từ ngày Đạo bế thì cơ siêu thoát đã mất tại mặt thế này, chính mình Đức Chí Tôn biết rằng không thế gì các nguyên nhân tự mình đạt cơ giải thoát đặng. Hôm nay, Ngài đến lập nền Chơn giáo của Ngài chúng ta đã ngó thấy lòng yêu ái vô tận của Ngài là thế nào? Chúng ta thử suy đoán không ai nói cho mình nghe hơn Mẹ của mình, không ai dạy dỗ mình có oai quyền hơn Mẹ của mình, cái tình trạng ấy đối với mặt thế chúng ta thế nào thì quyền năng nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống như in không có mảy may chi khác. Ngài lập giáo rồi còn một nỗi là kêu nó không đến. Ngài dạy mà không biết chi, chính mình Ngài đã nhiều lần hạ trần lập Đạo mà 92 ức nguyên nhân vẫn không biết để chun vào lòng yêu ái vô tận của Ngài, đặng hưởng cái hạnh phúc vô biên của Ngài đã đào tạo. Vì cớ cho nên Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu và Bần Đạo đã thuyết minh là nắm quyền Tạo hóa của Càn Khôn Vũ Trụ hữu hình trong tay Đức Phật Mẫu. Có thể nói vào xác
thịt chúng ta, để cho chúng ta nghe lời nói tinh thần thiêng liêng của Đức Chí
Tôn, lời nói mà từ trước đến giờ chúng ta không thế gì nghe được, nhưng Đức Chí
Tôn giao cho Đức Phật Mẫu cơ quan siêu thoát ấy, phải làm thế nào đặng tận độ
92 ức nguyên nhân trở về cựu vị. Muốn cho đạt đặng Bí pháp siêu thoát ấy, chúng
ta ngó thấy Đức Phật Mẫu đã làm gì? 5)- Hội Yến Diêu Trì là cơ Ðại Ân Xá để tận độ chúng sanh: “... Chính mình Đức
Chí Tôn biểu Đức Phật Mẫu tức nhiên Mẹ sanh của chúng ta cầm cả quyền năng giải
thoát trong tay đến lập Hội Yến Diêu Trì tại mặt thế này và cả con cái của
Ngài, nhứt là 92 ức nguyên nhân ấy, nếu nhập vào cửa Đạo tùng theo chơn pháp
thì đặng hồng ân của Đức Chí Tôn cho hưởng cái Bí Pháp Hội Yến Diêu Trì tại thế
này, cái cơ siêu thoát thiên hạ đã đạt trong tay họ sẵn, tức nhiên giờ phút cuối
cùng này là giờ phút hứng thú, giờ phút chết của họ, thì họ đạt vị một cách dễ
dàng, ngôi vị nào cơ quan siêu thoát Đức Chí Tôn đã cho không họ đó vậy. Nhờ đó
mà cơ quan tận độ Vạn Linh của Đức Chí Tôn đã lập lại tại thế này, từ đây sẽ mở
rộng cửa Thiêng Liêng Hằng Sống đặng đến gom góp cả con cái của Ngài, trở về
hiệp một cùng Ngài, bí pháp Hội Yến Diêu Trì là vậy đó” “... Cái nghĩa lý
sâu xa ấy chúng ta thử để dấu hỏi tại sao Đức Chí Tôn đã đến bảo chúng ta Hội
Yên Diêu Trì. Ngài muốn gì đó. Muốn cho toàn cả con cái của Ngài, chớ không
phải với ba người đó mà thôi. 6)- Hội Yến Diêu Trì là kỷ niệm ngày tạo thành hình tướng hữu vi của Ðạo: Ngài Hồ Bảo Ðạo đã
thuyết vào dịp Trung Thu Tân Hợi (1971): E- TẠI SAO CHỈ CÓ CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI MỚI ĐƯỢC BỒI YẾN? Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa thuyết vào dịp Trung Thu Tân Hợi (1971) như sau: “....Còn hỏi tại sao có mặt Thập Nhị Thời Quân dự bồi tửu trong bàn yến thì nên nhớ rằng ở cõi vô hình phải có Thập Nhị Khai Thiên tức là Thập Nhị Thời Thần phối hợp nhau để tạo ra cung Trời thì ở mặt thế nầy đối tượng của Thập Nhị Khai Thiên là Thập Nhị Thời Quân cũng phải phối hợp cùng nhau để giúp tạo thành hình tướng của Đạo Cao Đài, vì đó mà Thập Nhị Thời Quân mới có mặt bồi tửu trong buổi lễ Hội Yến. Bên Cửu Trùng Đài là hình ảnh của Cửu Thiên Khai Hóa, mà nơi cõi vô hình thì Cửu Thiên Khai Hóa chỉ là sự phân chia đẳng cấp của cơ Trời, còn về phần hữu hình thì Cửu Trùng Đài cũng chỉ là sự phân chia đẳng cấp trong cửa Đạo mà thôi. Nếu bên vô hình Cửu Thiên Khai Hóa không có dự phần phối hợp để tạo ra cung Trời thì trong đối tượng về phần hữu hình Cửu Trùng Đài cũng không có dự phần phối hợp để giúp tạo thành hình tướng của Đạo Cao Đài. Vì những nguyên do trên đây mà chức sắc Cửu Trùng Đài không có dự vào việc bồi tửu trong lễ Hội Yến Diêu Trì Cung và lễ nầy mới đặc biệt thuộc phần tổ chức của Hiệp Thiên Đài”. KẾT
LUẬN:
Tài
liệu tham khảo: Ý Nghĩa Ðại Lễ Hội Yến Diêu Trì (Tài liệu sưu
tầm của Thánh Thất Westminster). |